Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp trên địa bàn xã

Ngày 12/09/2023 14:42:34

          Mới đây, UBND xã Xuân Sinh vừa ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND, ngày 02/8/2023 về việc đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp giai đoạn 2023 - 2024 trên địa bàn xã Xuân Sinh.
         
Kế hoạch nêu rõ:
          Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 18/4/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp, giai đoạn 2023 – 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân;
UBND xã Xuân Sinh ban hành Kế hoạch đảm bảo vệ sinh trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp giai đoạn 2023 - 2024, cụ thể như sau:
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ xã đến thôn về vị trí, vai trò của công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường sinh thái cho người dân; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan đơn vị về công tác vệ sinh môi trường. Phát huy tính phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của người dân nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng đô thị văn minh, góp phần xây dựng huyện Thọ Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.
          2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 24/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Nghị quyết số 05-NQ/TU, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 2073-KL/TU ngày 07/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiêu chí môi trường trong xây dựng đô thị văn minh và các văn bản của các cấp, các ngành về công tác môi trường.
          3. Việc tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, đồng bộ, thường xuyên từ xã đến các thôn và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân, đưa công tác vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, tạo thành thói quen và mang tính bền vững, tạo cảnh quan môi trường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
           II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
           1. Mục tiêu chung:
           - Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới liên quan đến cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp”.
          - Tiếp tục duy trì phong trào xây dựng cảnh quan môi trường, thi đua xây dựng đô thị văn minh. Qua đó, huy động sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy tính phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của người dân và các đoàn thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí môi trường trong xây dưng đô thị văn minh và duy trì tiêu chí cảnh quan, không gian trên địa bàn xã đảm bảo “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
           - Xây dựng các tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp” tạo điểm nhấn trên địa bàn xã Xuân Sinh.
           2. Các chỉ tiêu cụ thể:
           2.1. Năm 2023: * Về đảm bảo vệ sinh môi trường:
          - Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường đạt 80% trở lên.
          - Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn xã được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 70% trở lên và có túi, thùng đựng rác riêng biệt.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt 40% trở lên.
          - Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường đạt 85% trở lên.
          - 13/13 thôn tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải không quá 3 ngày/1 lần.
          - 100% các cơ quan, trường học, đơn vị, các thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường 1 lần/tuần.
          - 13/13 Nhà văn hóa được dọn vệ sinh thường xuyên trong, ngoài khuôn viên, đảm bảo mỹ quan.
          - Các điểm di tích trên địa bàn thường xuyên dọn vệ sinh sạch đẹp.
          - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt 99%.
          - 100% rãnh thoát nước khu dân cư phải được khơi thông, vệ sinh dòng chảy ít nhất 1 lần/tháng.
         - Cắt tỉa cây cảnh, xén cỏ, thu gom rác thải trên các tuyến đê, đường giao thông, kênh mương ngoài khu dân cư 3 tháng/lần.
          - 100% vỏ thuốc bảo vệ thực vật được thu gom theo quy định.
          * Về xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp:
          - Hoàn thành chỉ tiêu 60% tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có điện chiếu sáng.
          - 100% các mặt bằng đất ở mới phải đầu tư vỉa hè, rãnh nước, hệ thống đường điện, chiếu sáng công cộng, cây xanh.
          - Xây dựng được 01 khu vui chơi tạo cảnh quan làm điểm nhấn.    
          - Trồng mới và duy trì cây xanh đạt 2m2/người trở lên; tối thiểu 40% số km đường hoa, hàng rào xanh.
          - 13/13 Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được trồng hoa, cây xanh, cây cảnh bố trí hài hòa, hợp lý.
         - Chỉnh trang tuyến đường tuyên truyền điểm (tranh cổ động, pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền…).
          - 100% các tuyến dây thông tin được bó gọn, đảm bảo mỹ quan.
          - 100% số km tường rào, nhà ở dân cư dọc theo các trục đường đường chính được sơn, vôi ve, trang trí với các màu sắc, hình thức thân thiện.
          - Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, … trên địa bàn xã được chỉnh trang cảnh quan “Sáng - xanh - sạch - đẹp”.
          * Về an ninh:
- Các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn được lắp đặt camera theo dõi, trong đó mỗi thôn vận động nhân dân lắp đặt ít nhất 3 mắt camera giám sát trong khu dân cư.
          2. Năm 2024:
          - Duy trì tất cả các chỉ tiêu đã đạt 100% và chỉ tiêu thường xuyên của năm 2023 và phấn đấu chất lượng cao hơn.    
            - Trồng mới được tối thiểu 60% số km cây hoa, hàng rào xanh và cây xanh ven đường.   
           - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 80% trở lên và có túi, thùng đựng rác riêng biệt.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt 50% trở lên.
          - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt 99,5%.
          - 90% các tuyến đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm có điện chiếu sáng.
          - 100% đoạn tuyến đường trục xã qua khu dân cư có rãnh thoát nước.
          - 100% tuyến đường xã được bê tông hoặc nhựa hóa mặt đường.
         - Các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn được lắp đặt camera theo dõi, trong đó mỗi thôn vận động Nhân dân lắp đặt ít nhất 5 mắt camera giám sát trong khu dân cư.
           III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
           1. Địa bàn thực hiện, tiêu chí đánh giá:
           - Xây dựng cảnh quan môi trường được thực hiện tại tất cả các thôn trên địa bàn xã.
           - Các tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp” phải đảm bảo các tiêu chí sau:
           + Sáng: Các tuyến đường trục chính trên địa bàn xã, đường trong các thôn có điện chiếu sáng.
           + Xanh: Trồng cây xanh, cây cảnh, hoa, thảm cỏ; cây xanh cảnh quan phải gắn kết, liên tục trên tuyến đường giao thông.
           + Sạch: Sạch đường, sạch ngõ (không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường); có hoạt động tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
          + Đẹp: Nhân dân treo cờ Tổ quốc đúng quy định; không lấn chiếm hành lang đường bộ; không treo băng rôn, pano trái phép; không có quảng cáo, rao vặt dán trên trụ đèn, trụ điện; bảng nội quy, quy ước khu dân cư văn hóa đẹp, được lắp đặt an toàn, ngăn nắp.
           2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường:
         - Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về ý nghĩa và tầm quan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn; thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
        - 13 thôn tổ chức triển khai thực hiện Mô hình “Ngày chủ nhật cùng hành động về môi trường” để cùng thực hiện các hoạt động tổng dọn vệ sinh môi trường (khơi thông dòng chảy rãnh nước thải khu dân cư, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương, cắt xén cây cỏ,….); chỉnh trang đô thị, giữ gìn cảnh quan, làm sạch nhà, đẹp ngõ, vệ sinh cơ quan, công sở; trồng cây xanh, trồng hoa trong khuôn viên công sở làm việc, các tuyến đường trong khu phố,….
          - Thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại nhà; thu gom và xử lý đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
           3. Chỉnh trang cảnh quan khu dân cư xanh, sạch, đẹp:
          - Thực hiện giải phóng hành lang an toàn giao thông; thu dọn vật liệu, đất đá thải trên các tuyến đường giao thông. Không để vật liệu, hàng hóa, biển quảng cáo lấn chiếm lòng, lề đường; giải tán các khu họp chợ không đúng quy định.
          - Lựa chọn một số tuyến đường: Bột Thượng đi Hoàng Kim; Ngã tư Bột Thượng đi Xuân Giang, sân bóng thôn 5 đi Cầu Ba Lăng có lề đường rộng tiến hành trồng hoa, cây bóng mát để làm điểm nhấn tạo vẻ đẹp và cảnh quan chung cho thôn và toàn xã.
         - Những đoạn đường không tổ chức trồng hoa, cây bóng mát thì phải cắt xén cỏ, cây và làm vệ sinh thường xuyên. Mỗi tuyến đường nên lựa chọn một hoặc một số loại cây, hoa để trồng tạo nên dáng vẻ đặc trưng (Đối với những tuyến đường nhỏ hẹp, không nên đặt chậu hoa, cây cảnh mà vận động nhân dân trồng các loại cây hoa leo phía trong vườn nhà).
         - Triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo kế hoạch, đặc biệt là các dự án chỉnh trang đô thị (làm đường điện sáng, rảnh nước, vỉa hè, khu vui chơi công công,…).
         - Sắp xếp dây điện dân dụng, dây viễn thông theo hướng gom chung và ngầm hóa.
         - Xây dựng các tấm pano, áp phích tuyên truyền với nội dung phù hợp với tình hình địa phương.
        - Sửa, sơn, vôi, ve, trang trí tường rào, nhà ở dân cư và cơ quan với các màu sắc, hình thức thân thiện và đồng bộ.
         - Chỉnh trang nhà ở, khu dân cư, cơ quan, đơn vị ngăn nắp, gọn gàng, khang trang “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
           IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
        1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ dạo của cấp ủy, chính quyền trong triển khai công tác đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường
         - Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và bền vững; là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan môi trường.
          - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường trên cơ sở phát huy các kết quả đạt được, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch đề ra.
           2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
          - Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và huy động lực lượng toàn dân tham gia tích cực trong công tác môi trường bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.
          - Thường xuyên đăng tải các tin, bài, phóng sự trên cổng thông tin điện tử và hệ thống truyền thanh của xã; đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác môi trường gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
           - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân dân thông qua các hình thức như hội nghị, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ, tổ, nhóm; tổ chức và vận động tham gia các hội thi, hội diễn tuyên truyền về công tác môi trường, tạo hiệu ứng và lan tỏa trong lực lượng đoàn viên, hội viên và Nhân dân.
         3. Công tác triển khai, thực hiện các tiêu chí về đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường.
 Triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo chỉ tiêu của kế hoạch gắn với xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh.
 Hàng năm:
          - Phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể xây dựng và ký kết chương trình phối hợp, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể trong công tác đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường.
          - Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa UBND với UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng, nhân rộng, duy trì hiệu quả các mô hình hoạt động nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn xã.
          - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ, công chức phụ trách các thôn, các cơ quan đơn vị thường xuyên chỉ đạo các thôn, các cơ quan, đơn vị trong việc tổng dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang công sở, trường học, các cơ quan, đơn vị.
            - Phát động ra quân tổng dọn vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường trên địa bàn xã.
            IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
           1. Công chức Địa chính - Xây dựng, NNMT
           - Tham mưu cho lãnh đạo UBND xã đôn đốc, hướng dẫn các thôn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; chủ động tổ chức thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.
           - Định kỳ hàng tháng, năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
          - Tham mưu hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải chất thải và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa đúng quy định; tham mưu hướng dẫn các hộ gia đình xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình.
           - Tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý lề đường, vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn giao thông; phối hợp với Điện lực Thọ Xuân, Công ty cổ phần kinh doanh điện Thanh Hóa, các đơn vị viễn thông trên địa bàn, thực hiện chỉnh trang hệ thống dây điện, dây viễn thông theo hướng gom chung và ngầm hóa, quản lý chặt chẽ việc lắp đặt hệ thống dây điện, dây viễn thông theo đúng quy định.
           - Tham mưu cho UBND xã trong việc thẩm định, phê duyệt các hạ tầng khu dân cư phải đảm bảo các quy định về tiêu, thoát nước, về cây xanh,… đúng quy định hiện hành.
           3. Công chức Văn hóa – xã hội.
           - Tham mưu thực hiện các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ được phân công
         - Hướng dẫn các thôn lồng ghép xây dựng cảnh quan môi trường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đưa nội dung chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào xét duyệt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thôn văn hóa…
           4. Công chức Tài chính – kế toán: Tham mưu cho UBND xã cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch này; sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định để thực hiện.
           5. Công an xã:
         - Phối hợp với công chức Địa chính - xây dựng tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý lòng, lề đường, vỉa hè và tổ chức thực hiện.
         - Xác định các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn, tham mưu cho UBND xã tổ chức lắp đặt camera theo dõi tại các điểm phức tạp về ANTT và kế hoạch vận động nhân dân lắp đặt camera giám sát tại 13 thôn.
           6. Đài truyền thanh xã:
         Thường xuyên đưa tin, bài về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp; phản ánh kịp thời gương người tốt việc tốt, phê phán những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến môi trường (mỗi tuần có ít nhất 1 bài tuyên truyền).
           7. Hiệu trưởng các trường học đóng trên địa bàn
         Đưa nội dung đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường vào giáo dục, hoạt động ngoại khóa tại các trường học; tổ chức các phong trào làm sạch trường lớp, xây dựng quy định về vệ sinh môi trường trong nhà trường; tổ chức các hội thi ý tưởng bảo vệ môi trường, thi vẽ tranh, ngày hội tái chế chất thải….
           8. Trạm y tế xã
           - Tuyên truyền, vận động người dân phòng tránh dịch bệnh như: Dọn dẹp vệ sinh nơi ở, khu vực công cộng, phát quang bụi rậm, san lấp các khu vực nước đọng, sử dụng nước sạch… tuyên truyền về tác hại và các mầm bệnh có liên quan đến vệ sinh môi trường và những biện pháp phòng tránh hiệu quả; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế tại các cơ sở y tế.
           - Thực hiện tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực trạm y tế vào chiều thứ 6 hàng tuần.
           9. Các thôn
          - Thực hiện tuyên truyền đến nhân dân trong thôn về ý nghĩa và tầm quan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
          - Tổ chức thực hiện thành công Mô hình “Ngày chủ nhật cùng hành động vì môi trường”; thực hiện hiệu quả việc phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
          - Các thôn đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành hương ước, quy ước vào Tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa.
          - Mỗi thôn duy trì 2 thùng đựng rác thải đặt tại nhà văn hóa: 01 thùng đựng rác thải nguy hại và 01 thùng đựng rác thải sinh hoạt.
          - Xác định ít nhất 01 tuyến đường để xây dựng mô hình “Sáng - xanh - sạch - đẹp” tạo điểm nhấn trên địa bàn thôn.
          10. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao
         - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về công tác bảo vệ môi trường; tích cực tham gia giữ gìn, xây dựng nếp sống văn minh, hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường; xây dựng, nhân rộng và duy trì có hiệu quả hoạt động các mô hình tại xã theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy tại Công văn số 980-CV/HU ngày 18/4/2023 về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2024.
         - Triển khai các mô hình trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp tại các thôn.
          - Tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đồng ruộng và rác thải sinh hoạt nguy hại, vận chuyển đến kho dự trữ để thực hiện xử lý theo kế hoạch của UBND huyện.
          11. Kính đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy:
         - Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp tại địa bàn các thôn được phân công phụ trách.
           - Đưa nội dung công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp vào nội dung sinh hoạt chuyên đề của các chi bộ hàng quý.
            - Chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể cấp xã:
           + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên từ xã đến thôn và các tầng lớp Nhân dân về bảo vệ môi trường, ý nghĩa của phong trào này bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
          + Phát động các phong trào thi đua cụ thể, nhân rộng các mô hình tốt, tiêu biểu về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp.
           + Tăng cường công tác giám sát, phản biện đối với thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
          - Chỉ đạo MTTQ và mỗi một đoàn thể lựa chọn, xây dựng 01 mô hình điểm về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp tại các thôn.
           Trên đây là Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp, giai đoạn 2023 - 2024 trên địa bàn xã Xuân Sinh. Trong quá trình thực hiện, có những khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về UBND xã (qua công chức Địa chính - MT) để xem xét, giải quyết kịp thời./.
          Theo UBND xã Xuân Sinh 

Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp trên địa bàn xã

Đăng lúc: 12/09/2023 14:42:34 (GMT+7)

          Mới đây, UBND xã Xuân Sinh vừa ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND, ngày 02/8/2023 về việc đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp giai đoạn 2023 - 2024 trên địa bàn xã Xuân Sinh.
         
Kế hoạch nêu rõ:
          Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 18/4/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp, giai đoạn 2023 – 2024 trên địa bàn huyện Thọ Xuân;
UBND xã Xuân Sinh ban hành Kế hoạch đảm bảo vệ sinh trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp giai đoạn 2023 - 2024, cụ thể như sau:
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ xã đến thôn về vị trí, vai trò của công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường sinh thái cho người dân; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan đơn vị về công tác vệ sinh môi trường. Phát huy tính phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của người dân nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng đô thị văn minh, góp phần xây dựng huyện Thọ Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.
          2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 24/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thọ Xuân; Nghị quyết số 05-NQ/TU, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 2073-KL/TU ngày 07/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiêu chí môi trường trong xây dựng đô thị văn minh và các văn bản của các cấp, các ngành về công tác môi trường.
          3. Việc tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, đồng bộ, thường xuyên từ xã đến các thôn và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân, đưa công tác vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, tạo thành thói quen và mang tính bền vững, tạo cảnh quan môi trường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
           II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
           1. Mục tiêu chung:
           - Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới liên quan đến cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp”.
          - Tiếp tục duy trì phong trào xây dựng cảnh quan môi trường, thi đua xây dựng đô thị văn minh. Qua đó, huy động sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy tính phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của người dân và các đoàn thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí môi trường trong xây dưng đô thị văn minh và duy trì tiêu chí cảnh quan, không gian trên địa bàn xã đảm bảo “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.
           - Xây dựng các tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp” tạo điểm nhấn trên địa bàn xã Xuân Sinh.
           2. Các chỉ tiêu cụ thể:
           2.1. Năm 2023: * Về đảm bảo vệ sinh môi trường:
          - Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường đạt 80% trở lên.
          - Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn xã được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 70% trở lên và có túi, thùng đựng rác riêng biệt.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt 40% trở lên.
          - Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường đạt 85% trở lên.
          - 13/13 thôn tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải không quá 3 ngày/1 lần.
          - 100% các cơ quan, trường học, đơn vị, các thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường 1 lần/tuần.
          - 13/13 Nhà văn hóa được dọn vệ sinh thường xuyên trong, ngoài khuôn viên, đảm bảo mỹ quan.
          - Các điểm di tích trên địa bàn thường xuyên dọn vệ sinh sạch đẹp.
          - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt 99%.
          - 100% rãnh thoát nước khu dân cư phải được khơi thông, vệ sinh dòng chảy ít nhất 1 lần/tháng.
         - Cắt tỉa cây cảnh, xén cỏ, thu gom rác thải trên các tuyến đê, đường giao thông, kênh mương ngoài khu dân cư 3 tháng/lần.
          - 100% vỏ thuốc bảo vệ thực vật được thu gom theo quy định.
          * Về xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp:
          - Hoàn thành chỉ tiêu 60% tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có điện chiếu sáng.
          - 100% các mặt bằng đất ở mới phải đầu tư vỉa hè, rãnh nước, hệ thống đường điện, chiếu sáng công cộng, cây xanh.
          - Xây dựng được 01 khu vui chơi tạo cảnh quan làm điểm nhấn.    
          - Trồng mới và duy trì cây xanh đạt 2m2/người trở lên; tối thiểu 40% số km đường hoa, hàng rào xanh.
          - 13/13 Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được trồng hoa, cây xanh, cây cảnh bố trí hài hòa, hợp lý.
         - Chỉnh trang tuyến đường tuyên truyền điểm (tranh cổ động, pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền…).
          - 100% các tuyến dây thông tin được bó gọn, đảm bảo mỹ quan.
          - 100% số km tường rào, nhà ở dân cư dọc theo các trục đường đường chính được sơn, vôi ve, trang trí với các màu sắc, hình thức thân thiện.
          - Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, … trên địa bàn xã được chỉnh trang cảnh quan “Sáng - xanh - sạch - đẹp”.
          * Về an ninh:
- Các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn được lắp đặt camera theo dõi, trong đó mỗi thôn vận động nhân dân lắp đặt ít nhất 3 mắt camera giám sát trong khu dân cư.
          2. Năm 2024:
          - Duy trì tất cả các chỉ tiêu đã đạt 100% và chỉ tiêu thường xuyên của năm 2023 và phấn đấu chất lượng cao hơn.    
            - Trồng mới được tối thiểu 60% số km cây hoa, hàng rào xanh và cây xanh ven đường.   
           - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt 80% trở lên và có túi, thùng đựng rác riêng biệt.
          - Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt 50% trở lên.
          - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý đạt 99,5%.
          - 90% các tuyến đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm có điện chiếu sáng.
          - 100% đoạn tuyến đường trục xã qua khu dân cư có rãnh thoát nước.
          - 100% tuyến đường xã được bê tông hoặc nhựa hóa mặt đường.
         - Các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn được lắp đặt camera theo dõi, trong đó mỗi thôn vận động Nhân dân lắp đặt ít nhất 5 mắt camera giám sát trong khu dân cư.
           III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
           1. Địa bàn thực hiện, tiêu chí đánh giá:
           - Xây dựng cảnh quan môi trường được thực hiện tại tất cả các thôn trên địa bàn xã.
           - Các tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp” phải đảm bảo các tiêu chí sau:
           + Sáng: Các tuyến đường trục chính trên địa bàn xã, đường trong các thôn có điện chiếu sáng.
           + Xanh: Trồng cây xanh, cây cảnh, hoa, thảm cỏ; cây xanh cảnh quan phải gắn kết, liên tục trên tuyến đường giao thông.
           + Sạch: Sạch đường, sạch ngõ (không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường); có hoạt động tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
          + Đẹp: Nhân dân treo cờ Tổ quốc đúng quy định; không lấn chiếm hành lang đường bộ; không treo băng rôn, pano trái phép; không có quảng cáo, rao vặt dán trên trụ đèn, trụ điện; bảng nội quy, quy ước khu dân cư văn hóa đẹp, được lắp đặt an toàn, ngăn nắp.
           2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường:
         - Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về ý nghĩa và tầm quan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn; thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
        - 13 thôn tổ chức triển khai thực hiện Mô hình “Ngày chủ nhật cùng hành động về môi trường” để cùng thực hiện các hoạt động tổng dọn vệ sinh môi trường (khơi thông dòng chảy rãnh nước thải khu dân cư, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương, cắt xén cây cỏ,….); chỉnh trang đô thị, giữ gìn cảnh quan, làm sạch nhà, đẹp ngõ, vệ sinh cơ quan, công sở; trồng cây xanh, trồng hoa trong khuôn viên công sở làm việc, các tuyến đường trong khu phố,….
          - Thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn; phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại nhà; thu gom và xử lý đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
           3. Chỉnh trang cảnh quan khu dân cư xanh, sạch, đẹp:
          - Thực hiện giải phóng hành lang an toàn giao thông; thu dọn vật liệu, đất đá thải trên các tuyến đường giao thông. Không để vật liệu, hàng hóa, biển quảng cáo lấn chiếm lòng, lề đường; giải tán các khu họp chợ không đúng quy định.
          - Lựa chọn một số tuyến đường: Bột Thượng đi Hoàng Kim; Ngã tư Bột Thượng đi Xuân Giang, sân bóng thôn 5 đi Cầu Ba Lăng có lề đường rộng tiến hành trồng hoa, cây bóng mát để làm điểm nhấn tạo vẻ đẹp và cảnh quan chung cho thôn và toàn xã.
         - Những đoạn đường không tổ chức trồng hoa, cây bóng mát thì phải cắt xén cỏ, cây và làm vệ sinh thường xuyên. Mỗi tuyến đường nên lựa chọn một hoặc một số loại cây, hoa để trồng tạo nên dáng vẻ đặc trưng (Đối với những tuyến đường nhỏ hẹp, không nên đặt chậu hoa, cây cảnh mà vận động nhân dân trồng các loại cây hoa leo phía trong vườn nhà).
         - Triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo kế hoạch, đặc biệt là các dự án chỉnh trang đô thị (làm đường điện sáng, rảnh nước, vỉa hè, khu vui chơi công công,…).
         - Sắp xếp dây điện dân dụng, dây viễn thông theo hướng gom chung và ngầm hóa.
         - Xây dựng các tấm pano, áp phích tuyên truyền với nội dung phù hợp với tình hình địa phương.
        - Sửa, sơn, vôi, ve, trang trí tường rào, nhà ở dân cư và cơ quan với các màu sắc, hình thức thân thiện và đồng bộ.
         - Chỉnh trang nhà ở, khu dân cư, cơ quan, đơn vị ngăn nắp, gọn gàng, khang trang “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
           IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
        1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ dạo của cấp ủy, chính quyền trong triển khai công tác đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường
         - Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và bền vững; là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan môi trường.
          - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường trên cơ sở phát huy các kết quả đạt được, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch đề ra.
           2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
          - Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và huy động lực lượng toàn dân tham gia tích cực trong công tác môi trường bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.
          - Thường xuyên đăng tải các tin, bài, phóng sự trên cổng thông tin điện tử và hệ thống truyền thanh của xã; đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác môi trường gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
           - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân dân thông qua các hình thức như hội nghị, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ, tổ, nhóm; tổ chức và vận động tham gia các hội thi, hội diễn tuyên truyền về công tác môi trường, tạo hiệu ứng và lan tỏa trong lực lượng đoàn viên, hội viên và Nhân dân.
         3. Công tác triển khai, thực hiện các tiêu chí về đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường.
 Triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo chỉ tiêu của kế hoạch gắn với xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh.
 Hàng năm:
          - Phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể xây dựng và ký kết chương trình phối hợp, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể trong công tác đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường.
          - Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa UBND với UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng, nhân rộng, duy trì hiệu quả các mô hình hoạt động nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn xã.
          - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ, công chức phụ trách các thôn, các cơ quan đơn vị thường xuyên chỉ đạo các thôn, các cơ quan, đơn vị trong việc tổng dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang công sở, trường học, các cơ quan, đơn vị.
            - Phát động ra quân tổng dọn vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường trên địa bàn xã.
            IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
           1. Công chức Địa chính - Xây dựng, NNMT
           - Tham mưu cho lãnh đạo UBND xã đôn đốc, hướng dẫn các thôn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; chủ động tổ chức thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.
           - Định kỳ hàng tháng, năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
          - Tham mưu hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải chất thải và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa đúng quy định; tham mưu hướng dẫn các hộ gia đình xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình.
           - Tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý lề đường, vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn giao thông; phối hợp với Điện lực Thọ Xuân, Công ty cổ phần kinh doanh điện Thanh Hóa, các đơn vị viễn thông trên địa bàn, thực hiện chỉnh trang hệ thống dây điện, dây viễn thông theo hướng gom chung và ngầm hóa, quản lý chặt chẽ việc lắp đặt hệ thống dây điện, dây viễn thông theo đúng quy định.
           - Tham mưu cho UBND xã trong việc thẩm định, phê duyệt các hạ tầng khu dân cư phải đảm bảo các quy định về tiêu, thoát nước, về cây xanh,… đúng quy định hiện hành.
           3. Công chức Văn hóa – xã hội.
           - Tham mưu thực hiện các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ được phân công
         - Hướng dẫn các thôn lồng ghép xây dựng cảnh quan môi trường “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đưa nội dung chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào xét duyệt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thôn văn hóa…
           4. Công chức Tài chính – kế toán: Tham mưu cho UBND xã cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch này; sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường theo quy định để thực hiện.
           5. Công an xã:
         - Phối hợp với công chức Địa chính - xây dựng tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý lòng, lề đường, vỉa hè và tổ chức thực hiện.
         - Xác định các điểm phức tạp về ANTT trên địa bàn, tham mưu cho UBND xã tổ chức lắp đặt camera theo dõi tại các điểm phức tạp về ANTT và kế hoạch vận động nhân dân lắp đặt camera giám sát tại 13 thôn.
           6. Đài truyền thanh xã:
         Thường xuyên đưa tin, bài về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp; phản ánh kịp thời gương người tốt việc tốt, phê phán những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến môi trường (mỗi tuần có ít nhất 1 bài tuyên truyền).
           7. Hiệu trưởng các trường học đóng trên địa bàn
         Đưa nội dung đảm bảo vệ sinh và xây dựng cảnh quan môi trường vào giáo dục, hoạt động ngoại khóa tại các trường học; tổ chức các phong trào làm sạch trường lớp, xây dựng quy định về vệ sinh môi trường trong nhà trường; tổ chức các hội thi ý tưởng bảo vệ môi trường, thi vẽ tranh, ngày hội tái chế chất thải….
           8. Trạm y tế xã
           - Tuyên truyền, vận động người dân phòng tránh dịch bệnh như: Dọn dẹp vệ sinh nơi ở, khu vực công cộng, phát quang bụi rậm, san lấp các khu vực nước đọng, sử dụng nước sạch… tuyên truyền về tác hại và các mầm bệnh có liên quan đến vệ sinh môi trường và những biện pháp phòng tránh hiệu quả; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế tại các cơ sở y tế.
           - Thực hiện tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực trạm y tế vào chiều thứ 6 hàng tuần.
           9. Các thôn
          - Thực hiện tuyên truyền đến nhân dân trong thôn về ý nghĩa và tầm quan trọng, quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
          - Tổ chức thực hiện thành công Mô hình “Ngày chủ nhật cùng hành động vì môi trường”; thực hiện hiệu quả việc phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
          - Các thôn đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành hương ước, quy ước vào Tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa.
          - Mỗi thôn duy trì 2 thùng đựng rác thải đặt tại nhà văn hóa: 01 thùng đựng rác thải nguy hại và 01 thùng đựng rác thải sinh hoạt.
          - Xác định ít nhất 01 tuyến đường để xây dựng mô hình “Sáng - xanh - sạch - đẹp” tạo điểm nhấn trên địa bàn thôn.
          10. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao
         - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về công tác bảo vệ môi trường; tích cực tham gia giữ gìn, xây dựng nếp sống văn minh, hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường; xây dựng, nhân rộng và duy trì có hiệu quả hoạt động các mô hình tại xã theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy tại Công văn số 980-CV/HU ngày 18/4/2023 về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2024.
         - Triển khai các mô hình trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp tại các thôn.
          - Tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đồng ruộng và rác thải sinh hoạt nguy hại, vận chuyển đến kho dự trữ để thực hiện xử lý theo kế hoạch của UBND huyện.
          11. Kính đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy:
         - Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp tại địa bàn các thôn được phân công phụ trách.
           - Đưa nội dung công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp vào nội dung sinh hoạt chuyên đề của các chi bộ hàng quý.
            - Chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể cấp xã:
           + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên từ xã đến thôn và các tầng lớp Nhân dân về bảo vệ môi trường, ý nghĩa của phong trào này bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
          + Phát động các phong trào thi đua cụ thể, nhân rộng các mô hình tốt, tiêu biểu về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp.
           + Tăng cường công tác giám sát, phản biện đối với thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
          - Chỉ đạo MTTQ và mỗi một đoàn thể lựa chọn, xây dựng 01 mô hình điểm về đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn xanh, sạch đẹp tại các thôn.
           Trên đây là Kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường và xây dựng cảnh quan đô thị xanh, sạch đẹp, giai đoạn 2023 - 2024 trên địa bàn xã Xuân Sinh. Trong quá trình thực hiện, có những khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về UBND xã (qua công chức Địa chính - MT) để xem xét, giải quyết kịp thời./.
          Theo UBND xã Xuân Sinh 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com