Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng xã Xuân Sinh phát triển bền vững”

Ngày 18/06/2024 14:43:41

          * Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương gồm các nội dung:
(1) Nêu gương có nội dung nổi bật về đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh về bốn đức để làm người, để trở thành người toàn diện, đó là cần, kiệm, liêm, chính. (2) Nêu gương không chỉ có nội dung đạo đức mà còn có nội dung chính trị, pháp lý, nói rộng ra còn là văn hoá mà học vấn là cơ sở, nền tảng. (3) Nêu gương phải được coi là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời phải có tính tự giác, tự nguyện, trở thành một nhu cầu văn hoá trong lẽ sống, lối sống và nếp sống hàng ngày của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan, công sở, của hội viên, đoàn viên trong các đoàn thể. (4) Cần nêu gương trên ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người, đối với việc.
* Nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 nội dung: (1) Nêu gương về mục đích sống và động cơ tranh đấu; (2) Nêu gương về thái độ tôn trọng dân, phát huy dân chủ và đức khiêm tốn; (3) Nêu gương thực hành đoàn kết, đại đoàn kết, nêu cao tinh thần đại nghĩa, đoàn kết trên cơ sở dân chủ, hướng tới đồng thuận, nêu cao đồng tâm, đồng ý, đồng chí, đồng lòng để đồng hành, đưa sự nghiệp cách mạng vượt qua mọi gian nan thử thách, hy sinh đi tới thắng lợi; (4) Nêu gương về phương pháp và phong cách làm việc khoa học, cẩn thận, chu đáo, lãnh đạo và quản lý dựa trên các chuẩn mực dân chủ, khoa học, luật pháp, kỷ cương và sự gương mẫu về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (5) Nêu gương ứng xử tinh tế, thực hành lối ứng xử thấm nhuần văn hóa khoan dung.
* Thực hiện nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội XIII cuả Đảng xác định: Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tử tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gồm 9 nội dung:
(1) Nêu gương về tư tưởng chính trị: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Ðảng, Nhà nước và của nhân dân.
(2) Nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong: Thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện Quy định này. Ði đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú. Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
(3) Nêu gương về tự phê bình, phê bình: Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa. Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
(4) Nêu gương về quan hệ với nhân dân: Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.
(5) Nêu gương về trách nhiệm trong công tác: Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác. Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".
(6) Nêu gương về ý thức tổ chức kỷ luật: Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, cơ quan, đơn vị. Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
(7) Nêu gương về đoàn kết nội bộ: Hết lòng chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương; công tâm với cán bộ dưới quyền; hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ. Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác. Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân.
(8) Nêu gương về thực hiện lối sống tiết kiệm: Theo quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị, cán bộ, đảng viên cần thực hiện lối sống tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, tổ chức ăn uống tiệc tùng, nhận quà gây phản cảm dư luận.
(9) Nêu gương về gương mẫu đi đầu: Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, đã nêu 8 điều Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 8 điều phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống vụ lợi, tham nhũng, quan liêu, thờ ơ vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân, chạy chức chạy quyền, nói không đi đôi với làm.
* Một số giải pháp về thực hiện chuyên đề năm 2024
(1) Cấp ủy các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, nội dung trọng tâm chuyên đề năm 202gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 37-KH/TU, ngày 28/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 29/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở trong cơ quan Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh” và với các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, cơ quan, đơn vị, thực hiện thắng lợi chủ đề của tỉnh năm 2024 “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, triển khai các Quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực, phục hồi tăng trưởng kinh tế; xây dựng văn hóa và con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.
 (2Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm nêu gương, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp.
(3) Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc các quy định về nêu gương: Quy định 101-QĐ/TW, ngày 06/7/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương  về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Quy định số 12-QĐ/TU, ngày 29/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Thường trực cấp ủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”.
      Đài TT Xuân Sinh

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng xã Xuân Sinh phát triển bền vững”

Đăng lúc: 18/06/2024 14:43:41 (GMT+7)

          * Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương gồm các nội dung:
(1) Nêu gương có nội dung nổi bật về đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh về bốn đức để làm người, để trở thành người toàn diện, đó là cần, kiệm, liêm, chính. (2) Nêu gương không chỉ có nội dung đạo đức mà còn có nội dung chính trị, pháp lý, nói rộng ra còn là văn hoá mà học vấn là cơ sở, nền tảng. (3) Nêu gương phải được coi là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời phải có tính tự giác, tự nguyện, trở thành một nhu cầu văn hoá trong lẽ sống, lối sống và nếp sống hàng ngày của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan, công sở, của hội viên, đoàn viên trong các đoàn thể. (4) Cần nêu gương trên ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người, đối với việc.
* Nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 nội dung: (1) Nêu gương về mục đích sống và động cơ tranh đấu; (2) Nêu gương về thái độ tôn trọng dân, phát huy dân chủ và đức khiêm tốn; (3) Nêu gương thực hành đoàn kết, đại đoàn kết, nêu cao tinh thần đại nghĩa, đoàn kết trên cơ sở dân chủ, hướng tới đồng thuận, nêu cao đồng tâm, đồng ý, đồng chí, đồng lòng để đồng hành, đưa sự nghiệp cách mạng vượt qua mọi gian nan thử thách, hy sinh đi tới thắng lợi; (4) Nêu gương về phương pháp và phong cách làm việc khoa học, cẩn thận, chu đáo, lãnh đạo và quản lý dựa trên các chuẩn mực dân chủ, khoa học, luật pháp, kỷ cương và sự gương mẫu về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (5) Nêu gương ứng xử tinh tế, thực hành lối ứng xử thấm nhuần văn hóa khoan dung.
* Thực hiện nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội XIII cuả Đảng xác định: Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tử tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gồm 9 nội dung:
(1) Nêu gương về tư tưởng chính trị: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Ðảng, Nhà nước và của nhân dân.
(2) Nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong: Thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện Quy định này. Ði đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú. Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
(3) Nêu gương về tự phê bình, phê bình: Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa. Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
(4) Nêu gương về quan hệ với nhân dân: Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.
(5) Nêu gương về trách nhiệm trong công tác: Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác. Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm. Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".
(6) Nêu gương về ý thức tổ chức kỷ luật: Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, cơ quan, đơn vị. Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
(7) Nêu gương về đoàn kết nội bộ: Hết lòng chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương; công tâm với cán bộ dưới quyền; hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ. Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác. Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân.
(8) Nêu gương về thực hiện lối sống tiết kiệm: Theo quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị, cán bộ, đảng viên cần thực hiện lối sống tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, tổ chức ăn uống tiệc tùng, nhận quà gây phản cảm dư luận.
(9) Nêu gương về gương mẫu đi đầu: Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, đã nêu 8 điều Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 8 điều phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống vụ lợi, tham nhũng, quan liêu, thờ ơ vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân, chạy chức chạy quyền, nói không đi đôi với làm.
* Một số giải pháp về thực hiện chuyên đề năm 2024
(1) Cấp ủy các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, nội dung trọng tâm chuyên đề năm 202gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 37-KH/TU, ngày 28/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 29/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở trong cơ quan Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh” và với các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, cơ quan, đơn vị, thực hiện thắng lợi chủ đề của tỉnh năm 2024 “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, triển khai các Quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực, phục hồi tăng trưởng kinh tế; xây dựng văn hóa và con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.
 (2Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm nêu gương, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp.
(3) Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc các quy định về nêu gương: Quy định 101-QĐ/TW, ngày 06/7/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương  về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Quy định số 12-QĐ/TU, ngày 29/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Thường trực cấp ủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”.
      Đài TT Xuân Sinh
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com