Xác thực khuôn mặt để thanh toán an toàn và phòng chống lừa đảo qua mạng
Ngày 16/07/2024 10:18:16
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích ban hành Quyết định 2345 là để hướng tới bảo đảm người giao dịch ngân hàng trực tuyến là chính chủ nhằm bảo vệ khách hàng, góp phần giảm thiểu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, về bản chất của các giải pháp quy định tại Quyết định số 2345 là kiểm tra thông tin người mở tài khoản khớp với thông tin trên căn cước công dân (CCCD) do Bộ Công an cấp hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp. Qua đó, tổ chức tín dụng sẽ nhận biết, xác minh chính xác khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.
Các giải pháp công nghệ chính quy định tại Quyết định 2345
Thứ nhất, từ 01/7/2024, tất cả các ngân hàng, trung gian thanh toán sẽ phải áp dụng một chính sách chung đối với khách hàng cá nhân khi giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng là phải kiểm tra dấu hiệu sinh trắc học (khuôn mặt) của người thực hiện giao dịch đúng với khuôn mặt của chủ tài khoản đã được kiểm tra với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trong CCCD gắn chip điện tử do Bộ Công an cấp.
Thứ hai, trước khi khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch lần đầu bằng ứng dụng Mobile Banking hoặc trước khi thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất thì khách hàng bắt buộc phải xác thực lại dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng, các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch, số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày cũng chưa đến 1%. Vì vậy, việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng.
Bên cạnh đó theo thống kê đến hết năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 84,7 triệu CCCD gắn chip và 70,2 triệu tài khoản VNeID, bảo đảm dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống". Đây là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng, giúp ngành Ngân hàng triển khai định danh, xác minh chính xác khách hàng.
Với khách hàng chưa có CCCD gắn chip thì cần phải làm gì
Chia sẻ thông tin về những trường hợp khách hàng chưa có CCCD gắn chip hoặc sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC thì cần phải làm gì? Ngân hàng Nhà nước cho biết, đối với những khách hàng chưa có CCCD gắn chíp (có CCCD hoặc CMND còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật) hoặc khách hàng là người nước ngoài hoặc khách hàng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, để thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng, khách hàng chỉ phải thực hiện đăng ký 01 lần duy nhất thông tin sinh trắc học tại quầy với ngân hàng, sau đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking, không phải ra quầy.
Trong thời gian tới, khi Bộ Công an cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử, các ngân hàng sẽ triển khai tích hợp ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking với hệ thống định danh và xác thực điện tử để cho phép khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thông qua tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp.
VNPT Money ra mắt tính năng xác thực khuôn mặt bằng CCCD gắn chip
Nhằm tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước, đồng thời tăng cường bảo mật, an toàn và đảm bảo giao dịch thông suốt cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử, VNPT Money - hệ sinh thái tài chính số do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, mang đến giải pháp thanh toán không tiền mặt tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày như nạp điện thoại, thanh toán cước di động, truyền hình, internet, hóa đơn điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, nạp phí VETC/ePass, bảo hiểm, đóng học phí
cũng cho ra mắt tính năng năng xác thực dữ liệu sinh trắc học từ CCCD gắn chip.
Theo đó, từ ngày 01/07/2024 quyết định 2345/QĐ - NHNN, một số giao dịch chuyển tiền trực tuyến, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn của khách hàng phải được xác thực bằng sinh trắc học: xác thực khuôn mặt trùng khớp với dữ liệu trên CCCD gắn chip do cơ quan công an cung cấp.
Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học gồm: Giao dịch chuyển tiền, nạp ví (Giá trị trên 10 triệu đồng/lần, trên 20 triệu đồng/ngày); Thanh toán hóa đơn (Giá trị trên 100 triệu đồng mỗi lần hoặc ngày); Chuyển đổi thiết bị sử dụng ứng dụng VNPT Money; Thực hiện giao dịch tài chính đầu tiên trên VNPT Money.
Dữ liệu sinh trắc học sẽ được dùng để xác thực là chính khách hàng đang thực hiện giao dịch điện tử, tăng cường bảo mật trước rủi ro tội phạm mạng ngày một tinh vi trong thời gian qua.
Đài TT Xuân Sinh
Đài TT Xuân Sinh
Xác thực khuôn mặt để thanh toán an toàn và phòng chống lừa đảo qua mạng
Đăng lúc: 16/07/2024 10:18:16 (GMT+7)
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích ban hành Quyết định 2345 là để hướng tới bảo đảm người giao dịch ngân hàng trực tuyến là chính chủ nhằm bảo vệ khách hàng, góp phần giảm thiểu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, về bản chất của các giải pháp quy định tại Quyết định số 2345 là kiểm tra thông tin người mở tài khoản khớp với thông tin trên căn cước công dân (CCCD) do Bộ Công an cấp hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, loại bỏ tài khoản giả, không chính chủ, không hợp pháp. Qua đó, tổ chức tín dụng sẽ nhận biết, xác minh chính xác khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.
Các giải pháp công nghệ chính quy định tại Quyết định 2345
Thứ nhất, từ 01/7/2024, tất cả các ngân hàng, trung gian thanh toán sẽ phải áp dụng một chính sách chung đối với khách hàng cá nhân khi giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng là phải kiểm tra dấu hiệu sinh trắc học (khuôn mặt) của người thực hiện giao dịch đúng với khuôn mặt của chủ tài khoản đã được kiểm tra với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trong CCCD gắn chip điện tử do Bộ Công an cấp.
Thứ hai, trước khi khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch lần đầu bằng ứng dụng Mobile Banking hoặc trước khi thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất thì khách hàng bắt buộc phải xác thực lại dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam có giá trị dưới 1 triệu đồng, các giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch, số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày cũng chưa đến 1%. Vì vậy, việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng.
Bên cạnh đó theo thống kê đến hết năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 84,7 triệu CCCD gắn chip và 70,2 triệu tài khoản VNeID, bảo đảm dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống". Đây là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng, giúp ngành Ngân hàng triển khai định danh, xác minh chính xác khách hàng.
Với khách hàng chưa có CCCD gắn chip thì cần phải làm gì
Chia sẻ thông tin về những trường hợp khách hàng chưa có CCCD gắn chip hoặc sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC thì cần phải làm gì? Ngân hàng Nhà nước cho biết, đối với những khách hàng chưa có CCCD gắn chíp (có CCCD hoặc CMND còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật) hoặc khách hàng là người nước ngoài hoặc khách hàng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, để thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng, khách hàng chỉ phải thực hiện đăng ký 01 lần duy nhất thông tin sinh trắc học tại quầy với ngân hàng, sau đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking, không phải ra quầy.
Trong thời gian tới, khi Bộ Công an cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử, các ngân hàng sẽ triển khai tích hợp ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking với hệ thống định danh và xác thực điện tử để cho phép khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thông qua tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp.
VNPT Money ra mắt tính năng xác thực khuôn mặt bằng CCCD gắn chip
Nhằm tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước, đồng thời tăng cường bảo mật, an toàn và đảm bảo giao dịch thông suốt cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử, VNPT Money - hệ sinh thái tài chính số do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp, mang đến giải pháp thanh toán không tiền mặt tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày như nạp điện thoại, thanh toán cước di động, truyền hình, internet, hóa đơn điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, nạp phí VETC/ePass, bảo hiểm, đóng học phí
cũng cho ra mắt tính năng năng xác thực dữ liệu sinh trắc học từ CCCD gắn chip.
Theo đó, từ ngày 01/07/2024 quyết định 2345/QĐ - NHNN, một số giao dịch chuyển tiền trực tuyến, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn của khách hàng phải được xác thực bằng sinh trắc học: xác thực khuôn mặt trùng khớp với dữ liệu trên CCCD gắn chip do cơ quan công an cung cấp.
Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học gồm: Giao dịch chuyển tiền, nạp ví (Giá trị trên 10 triệu đồng/lần, trên 20 triệu đồng/ngày); Thanh toán hóa đơn (Giá trị trên 100 triệu đồng mỗi lần hoặc ngày); Chuyển đổi thiết bị sử dụng ứng dụng VNPT Money; Thực hiện giao dịch tài chính đầu tiên trên VNPT Money.
Dữ liệu sinh trắc học sẽ được dùng để xác thực là chính khách hàng đang thực hiện giao dịch điện tử, tăng cường bảo mật trước rủi ro tội phạm mạng ngày một tinh vi trong thời gian qua.
Đài TT Xuân Sinh
Đài TT Xuân Sinh
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com