Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

Phương án Sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024.

Ngày 25/08/2023 08:13:57

 Mới đây, UBND xã Xuân Sinh xây dựng và ban hành Phương số 41/PA-UBND, ngày 23/8/2023. Phương án Sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024. Phương án nêu rõ: 

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2022 - 2023, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2023.
I.KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2022 - 2023.
1. Kết quả về diện năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Sản xuất vụ Đông 2022 - 2023 trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, lượng mưa phân bố đều, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Tổng diện tích vụ đông năm 2022-2023 là: 213,86ha, trong đó: Cây ngô thường: 68,86 ha; Khoai lang, khoai tây: 10 ha; Rau màu các loại: 120ha;
Ớt xuất khẩu: 15ha.
+ Cây ngô:Tổng tích cây ngô: 68,86ha, năng suất 5,5tấn/ha, sản lượng đạt 378,7tấn.
+ Cây khoai lang: Diện tích 10ha, năng suất 12 tấn/ha, sản lượng:120 tấn.
+ Cây ớt: Diện tích 15 ha, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng: 450 tấn.
+ Tổng rau màu các loại ước đạt 50 triệu/ha.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
* Tồn tại:
- Kết quả sản xuất vụ Đông chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chưa khai thác triệt để tối đa diện tích; Tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông chưa thực hiện nhiều, số doanh nghiệp liên kết hợp đồng bao tiêu còn ít; Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường tự do, thiếu tính ổn định và bền vững.
* Nguyên nhân:
- Công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành trong sản xuất vụ Đông ở một số thôn còn thiếu quyết liệt, chưa có kế hoạch, việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ chưa cụ thể, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa thường xuyên, sát xao, chưa chủ động linh hoạt. Nguồn lao động thời vụ thiếu do lao động đi làm tại các Công ty và đi làm ăn xa.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2023.
1. Kết quả về diện tích:
Tổng diện tích gieo trồng: 525ha, trong đó: Cây lúa: 420ha. Cây ngô 15ha, Rau đậu các loại 90ha.
2. Tình hình hiện nay
- Tình hình sinh trưởng, phát triển:
+ Cây lúa: Phần lớn diện tích lúa hiện nay đang đứng cái làm đồng, Thời gian dự kiến bắt đầu thu hoạch từ ngày 05/9/2023, diện tích lúa sẽ thu hoạch rộ từ ngày 10-20/9/2023 và thu hoạch xong trước ngày 05/10/2023.
+ Các loại cây trồng khác sinh trưởng, phát triển tốt.
- Tình hình sâu bệnh: Đến thời điểm hiện tại, tình hình sâu cuốn lá đang diễn biến phức tạp nhân dân chưa chủ động phùn trừ kịp thời.
3. Một số biện pháp chỉ đạo tiếp theo:
- BCĐSX xã phối kết hợp với các thôn thường xuyên kiểm tra thăm đồng và dự tính dự báo tình hình sâu bệnh sớm để có hướng dẫn biện pháp phòng trừ kịp thời để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa năm 2023.
- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng tuyên truyền nội dung các văn bản chỉ đạo và các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của huyện, xã để nhân dân nắm bắt thực hiện.
- Tập trung nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống mương tiêu thoát nước. 
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023-2024.
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành và tổ chức sản xuất vụ Đông, cũng như kinh nghiệm trong giải quyết khắc phục khó khăn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hóa trong khâu làm đất được ứng dụng trên địa bàn xã.
2. Khó khăn
- Phần lớn diện tích cây trồng vụ Đông sản xuất đang manh mún, nhỏ lẻ. Hiện tại chưa có nhiều, công ty, doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc mở rộng diện tích còn hạn chế.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khó lường, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thất thiệt sản xuất có thể xảy ra bất kỳ như hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân trong sản xuất vụ Đông,... Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa bão thường xảy ra vào đầu vụ, nhiều diện tích cây trồng bị ngập, thiệt hại, nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn để mua giống;
- Còn nhiều hộ chưa chú trọng sản xuất vụ Đông.
- Giá các loại vật tư: Giống, phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn ở mức cao, trong khi giá sản phẩm tăng không đáng kể, ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
- Lao động trong nông thôn ngày càng thiếu do đi làm ăn xa hoặc lao động tại các khu công nghiệp, trong khi thời vụ triển khai vụ Đông yêu cầu rất khẩn trương, vừa thu hoạch cây trồng vụ Thu - Mùa vừa gieo trồng cây vụ Đông trong cùng một thời điểm;
II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023-2024.
1. Định hướng
- Phát triển sản xuất vụ Đông phải gắn liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân để tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mở rộng qui mô sản xuất các loại cây trồng xuất khẩu, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Tiếp tục đa dạng hóa các loại cây trồng trong sản xuất vụ Đông, rải vụ và mở rộng diện tích cây trồng mới có thị trường tiêu thụ như: Ngô ngọt, ớt xuất khẩu. Trong đó, cây ngô cần nâng cao năng suất bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật ở tất cả các chân đất, đặc biệt là trên đất 2 lúa.
- Bố trí hợp lý cơ cấu nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh và nhóm trung tính, các cây có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.
- Đẩy mạnh sản xuất rau ở một số thôn nhân dân có kinh nghiệm gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tu sản xuất vụ Đông 2023-2024
Tập trung chỉ đạo gieo trồng hết diện tích vụ đông theo kế hoạch đề ra và chỉ tiêu huyện giao.
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông là: 215ha, trong đó:
- Ngô Thương phẩm và ngô ngọt: 100ha.
- Rau màu: 90ha.
- Ớt xuất khẩu: 15ha.
- Cây có củ: 10ha. 
* Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị một số cây trồng chính:
 
TT
 
Loại cây trồng
 
Diện tích (ha)
 
Năng suất (tạ/ha)
 
Sản lượng (tấn)
1
Ngô
100
55
550
2
Khoai lang, cây lấy củ, ....
10
120
120
3
Ớt xuất khẩu
15
30
450
4
Rau màu các loại
90
 
 
 
 Tổng cộng
 
 
 
 III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để sản xuất vụ Đông 2023-2024 đạt được mục tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
1. Tập trung thu hoạch nhanh gọn vụ Thu Mùa 
Đẩy mạnh cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa Mùa, thu hoạch đến đâu huy động mọi lực l­ượng, ph­ương tiện giải phóng đất nhanh, đảm bảo gieo trồng cây vụ Đông trong khung thời vụ tốt nhất với phương châm “Sáng lúa, chiều cây vụ Đông”. 
2. Giải phóng đất và kỹ thuật làm đất
Trên những diện tích có kế hoạch sản xuất vụ Đông, cần chủ động tiêu nước trước khi thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa để tạo điều kiện giải phóng đất. Thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa đến đâu, tiến hành vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc cây) và giải phóng đất ngay đến đó. Áp dụng nhiều hình thức làm đất khác nhau đối với mỗi loại cây trồng như làm đất ướt đặt bầu ngô, làm đất tối thiểu gieo ngô, đậu tương; làm đất thành luống trồng rau màu các loại. (Đối với diện tích đất bãi do bị bồi đắp phù sa sau mưa lũ, cần khẩn trương khơi thông, tiêu thoát nước nhanh và xử lý vôi bột để đảm bảo gieo trồng cây vụ Đông kịp thời vụ, an toàn). 
3. Bố trí cơ cấu giống cây trồng và lịch thời vụ
Bố trí cơ cấu giống và gieo trồng đúng lịch thời vụ có ý nghĩa quyếtđịnh đến thắng lợi sản xuất vụ Đông.
- Mở rộng tối đa diện tích cây vụ Đông trên đất 2 lúa, nhất là cây ngô, rau màu, cây liên kết, xuất khẩu.
- Cây ngô phải thực hiện theo phương châm gieo càng sớm càng tốt, thời vụ tốt nhất trước ngày 25/9 và kết thúc trước ngày 05/10; riêng các giống ngô nếp thời vụ kết thúc trước ngày 10/10.
3.1. Đối với cây ngô:Sử dụng các giống chủ lực.
- Trên đất 2 lúa thu hoạch sớm gieo trồng trước 30/9: Sử dụng các giống ngô có tiềm năng cho năng suất cao như: DK6919S, CP333, B265, CP111, DK6818, NK6410, CP511, CP501S, ....; ngô nếp các loại HN68, HN88, ….
- Trên đất 2 lúa mở rộng diện tích vụ Đông: Gieo trồng trước ngày 10/10/2022; sử dụng các giống ngắn ngày như DK6919, CP333, NK6654, PAC339, ngô nếp. Riêng đối với ngô làm thức ăn xanh cho gia súc cần bố trí các giống ngô cho sinh khối lớn như: SSC586, DK6919, NK7328, DK6919S, DK9919C, CP511,... để đạt năng suất cao, thời vụ gieo có thể đến 15/10/2023. 
- Xây dựng mô hình cây ngô ngọt liên kết với Công ty TNHH sản xuất và thương mại giống cây trồng Phượng Lan tại các thôn với diện tích: 20 ha gồm:
+ Thôn 3: 5ha tại các xứ đồng: Đồng Co và Đồng Đà;
+ Thôn 4: 3ha tại các xứ đồng: Khu Cốc, Đồng Co và Cồn Kênh;
+ Thôn 5: 5ha tại các xứ đồng: Mã Cửa và Cồn Trằm;
+ Thôn Hoàng Kim: 5ha tại xứ đồng Lì Bi, Ngâm Tráng, Ông Khoát, Dãi Dưới, Bở Đồng;
+ Thôn Yên Cư: 2ha tại các xứ đồng: Đồng Khoai, Dẩy Dưới, Đùi Trống, Bếp Tường.
- Khuyến khích phát triển diện tích cây xuất khẩu như: Ớt, ngô ngọt liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu).
Biện pháp kỹ thuật:Áp dụng triệt để kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ, cây con sinh trưởng khỏe, đảm bảo mật độ; những vùng chủ động tưới, tiêu cần áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ; tăng mật độ ngô đạt 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu và trên 5-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa; bón phân sớm, đủ lượng và cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh nghẹt rễ, huyết dụ ở giai đoạn đầu, phòng trừ chuột, sâu xám, sâu keo gây hại giai đoạn cây con gây khuyết mật độ.
3.2. Đối với cây khoai lang:Trồng càng sớm càng tốt, thời vụ trồng kết thúc trước 15/10/2022; sử dụng các giống KL5, KL 209, Hoàng Long, KB1, và các giống khoai lang Nhật, Trung Quốc chất lượng cao, ....
3.3. Đối với cây ớt xuất khẩu: Cần áp dụng kỹ thuật vườn ươm cây con và chăm sóc cây con tốt, triển khai trồng sớm để kéo dài thời gian thu hoạch vì ớt thu hoạch nhiều lứa. Sử dụng các giống: ớt hiểm lai 207, ớt ngọt Mix, Demon, ớt lai số 7, số 414, .....
3.4. Đối với rau, đậu các loại: Sử dụng các giống bắp cải, xu hào, cà chua, dưa chuột, rau, đậu các loại, .....
4. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây màu vụ Đông
Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chủ động trong công tác phòng trừ. Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng; Trong vụ Đông cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh sau:
Trên cây ngô: Sâu keo mùa Thu, bệnh huyết dụ, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn;
Trên cây đậu tương: Ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu cuốn lá, bệnh sương mai, sâu khoang;
Cây cà chua, khoai tây:Bệnh mốc sương, bọ trĩ, rệp, nhện trắng, nhện đỏ,  ruồi đục quả, bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá;
Trên rau họ hoa thập tự: Sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rệp, bọ nhảy sọc cong, bệnh sương mai, bệnh thán thư;
Trên cây khoai lang: Sâu cuốn lá, sâu đục dây, sùng đục củ, bệnh héo vàng, bệnh héo rũ;
Cây ớt và một số cây màu khác: Bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư, sâu đục quả, rệp muội.
Ngoài ra trên tất cả các loại cây trồng vụ Đông cần phải phòng trừ chuột gây hại.
5. Công tác thủy lợi, bảo vệ thực vật và Khuyến nông
5.1. Công tác thủy lợi
- Ban Nông nghiệp chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV sông Chu lập phương án điều tiết nguồn nước tưới tiêu chủ động, khoa họcphục vụ tốt nhất công tác gieo trồng và chăm sóc cây vụ Đông, tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao; Lập kế hoạch tổ chức toàn dân ra quân làm thuỷ lợi mùa khô. 
- Các thôn chủ động thực hiện tốt việc nạo vét kênh mương, khơi thông các trục tiêu, cống tiêu, đảm bảo tiêu kịp thời khi có mưa lớn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Phối hợp với Công ty TNHH MTV sông Chu dẫn nước và bảo vệ kênh mương, công trình, ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm lấn chiếm, đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi.
5.2. Công tác Khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật
Ban Nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, các Công ty tổ chức tập huấn, ban hành QTKT các loại cây trồng chính trong vụ Đông và chuyển giao kỹ thuật gieo trồng, nhất là các loại cây trồng mới. Chú trọng công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ Đông, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, hạn chế sử dụng các loại thuốc hoá học. Phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ sở kinh doanh và hộ nông dân để tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
6. Tuyên truyền, vận động mở rộng diện tích vụ Đông
Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền đến các hội viên, cán bộ và nhân dân hiệu quả kinh tế từ sản xuất vụ Đông mang lại, từ đó mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sản xuất vụ Đông có vai trò, ý nghĩa trong việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và là vụ sản xuất mang lại giá trị cao trong năm. Vì vậy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất vụ Đông 2023-2024 cần phải có sự tập trung chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong toàn xã.
1. Đối với BCĐ sản xuất xã
- Phân công các thành viên Ban chỉ đạo sản xuất xã, trực tiếp chỉ đạo, bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc các thôn triển khai tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2023-2024, giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023-2024.
- Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các Công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ký kết hợp đồng nguyên tắc để triển khai đến các thôn tổ chức thực hiện; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp; tổ chức thăm đồng, kiểm tra đánh giá kết quả sản xuất vụ Thu - Mùa.
- Ban Nông nghiệp tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch sản xuất; theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng để phối hợp với các đơn vị đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các thôn, nhân dân thực hiện.
- Tăng cường công tác Khuyến nông, tích cực tuyên truyền cho người dân trong việc thực hiện qui trình kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động để tăng thu nhập.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt việc cung ứng và lưu hành giống của các đại lý, các cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã, xử lý nghiêm những trường hợp đưa giống kém chất lượng, giống không có trong cơ cấu, các loại thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, không có trong danh mục hoặc hết hạn sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường. Báo cáo cấp trên khi phát hiện cơ sở kinh doanh VTNN không có đầy đủ điều kiện theo quy định để tiến hành đình chỉ hoạt động kinh doanh và thông báo công khai trên loa truyền thanh. 
2. Đối với các thôn
- Trên cơ sở giao chỉ tiêu về diện tích sản xuất vụ Đông 2023-2024, căn cứ vào điều kiện thực tế về đất đai và trình độ thâm canh, quỹ đất, quỹ thời gian để xây dựng phương án sản xuất sát với thực tế, theo định hướng cơ cấu giống và lịch thời vụ của huyện, xã. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các biện pháp tối ưu nhất để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Báo cáo kết quả sản xuất vụ Đông về UBND xã (Qua đồng chí Lê Thị Thoa - CC NNMT), yêu cầu các thôn báo cáo chính xác, trung thực về kết quả sản xuất; Trưởng thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã về số liệu báo cáo.
- Lập danh sách các hộ có nhu cầu liên kết sản xuất giống ngô ngọt tại các xứ đồng để chuẩn bị công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây trồng phục vụ xuất khẩu như ớt, ngô ngọt, ...
- Bám sát chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nội dung các điều khoản trong hợp đồng giữa các Công ty với thôn và các hộ nông dân về sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
           3. Đối với các HTX DVNN, các Đại lý cung ứng VTNN:
        - Thực hiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ sản xuất đúng quy định của pháp luật; chỉ đưa vào địa bàn các sản phẩm đảm bảo chất lượng.
        - Triển khai thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đối với diện tích ngô ngọt. 
4. Đài truyền thanh xã
Tăng cường thông tin, tuyên truyền chủ trương, định hướng, các quy trình kỹ thuật, các văn bản chỉ đạo của huyện, xã để nhân dân nắm bắt, chủ động thực hiện, có hiệu quả; kịp thời thông tin các gương điển hình của tập thể và cá nhân trong sản xuất, các mô hình sản xuất hiệu quả.
5. Một số kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị Thường trực Đảng uỷ:
+ Phân công các đồng chí Đảng uỷ viên phụ trách vòng 2 tại các thôn tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023 - 2024.
+ Định kỳ tổ chức giao ban để nắm bắt tình hình, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ Đông.
- Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các tổ chức Đoàn thể: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với UBND, BCĐ sản xuất để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên sản xuất vụ Đông, nhất là công tác chuyển giao tiến bộ KHKT đến với nông dân để sản xuất vụ Đông 2023 - 2024 đạt hiệu quả cao. 
KẾ HOẠCH 
Giao chỉ tiêu diện tích vụ đông năm 2023 - 2024 
(Kèm theo Quyết định số        /QĐ-UBND ngày      tháng 8 năm 2023)
 
TT
 
Đơn vị
 
Tổng
(ha)
 
Ngô (ha)
 
Cây lấy củ (ha)
 
Ớt (ha)
 
Rau màu
(ha)
 
Ghi chú
1
Thôn 1
11
5
1
5
 
2
Thôn 2
12
6
1
5
 
3
Thôn 3
16,5
5,5
1
5
5
Ngô Ngọt 5
4
Thôn 4
18
6
1
5
6
Ngô Ngọt 3
5
Thôn 5
16
4
1
5
6
Ngô Ngọt 5
6
Thôn 6
15
2,5
 
 
13
 
7
Thôn 7
7
 
 
 
7
 
8
Thôn 15
5
 
 
 
5
 
9
Hoàng Kim
21,5
10
1,5
 
10
Ngô Ngọt 5 ha 
10
Yên Cư
8,5
3
0,5
 
5
Ngô ngọt 2 ha 
11
Bột Thượng
19
10
1
8
Ngô Ngọt 2 ha 
12
Bích Phương
52
41
1
10
 
13
Ngọc Lạp
13
7
1
 
5
 
 
 
Tổng
 
215
 
100
 
10
 
15
 
90
 
Ngô ngọt 20 ha
- Thôn 3 (5ha): Đồng co 3ha; Đồng Đà 2ha.
- Thôn 4 (3ha): Khu cốc 1,5ha; Đồng đà: 1,5ha.
- Thôn Hoàng Kim (5ha): Lì Bi 1,5ha; Ngâm Tráng 1ha; Dãi dưới 1ha, Bở đồng 1,5ha.
- Thôn Yên Cư (2ha): Đồng Khoai, Dẫy Dưới, Đuồi Chống, Bếp Tường.
- Thôn 5 (5ha): Cồn Trằm: 3ha; Mã Cửa: 2ha.
          - Thôn Bột Thương( 2ha); khu ngoài , nước bón
          Theo UBND xã Xuân Sinh.

Phương án Sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024.

Đăng lúc: 25/08/2023 08:13:57 (GMT+7)

 Mới đây, UBND xã Xuân Sinh xây dựng và ban hành Phương số 41/PA-UBND, ngày 23/8/2023. Phương án Sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024. Phương án nêu rõ: 

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2022 - 2023, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2023.
I.KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2022 - 2023.
1. Kết quả về diện năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Sản xuất vụ Đông 2022 - 2023 trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, lượng mưa phân bố đều, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Tổng diện tích vụ đông năm 2022-2023 là: 213,86ha, trong đó: Cây ngô thường: 68,86 ha; Khoai lang, khoai tây: 10 ha; Rau màu các loại: 120ha;
Ớt xuất khẩu: 15ha.
+ Cây ngô:Tổng tích cây ngô: 68,86ha, năng suất 5,5tấn/ha, sản lượng đạt 378,7tấn.
+ Cây khoai lang: Diện tích 10ha, năng suất 12 tấn/ha, sản lượng:120 tấn.
+ Cây ớt: Diện tích 15 ha, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng: 450 tấn.
+ Tổng rau màu các loại ước đạt 50 triệu/ha.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
* Tồn tại:
- Kết quả sản xuất vụ Đông chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chưa khai thác triệt để tối đa diện tích; Tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông chưa thực hiện nhiều, số doanh nghiệp liên kết hợp đồng bao tiêu còn ít; Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường tự do, thiếu tính ổn định và bền vững.
* Nguyên nhân:
- Công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành trong sản xuất vụ Đông ở một số thôn còn thiếu quyết liệt, chưa có kế hoạch, việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ chưa cụ thể, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa thường xuyên, sát xao, chưa chủ động linh hoạt. Nguồn lao động thời vụ thiếu do lao động đi làm tại các Công ty và đi làm ăn xa.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2023.
1. Kết quả về diện tích:
Tổng diện tích gieo trồng: 525ha, trong đó: Cây lúa: 420ha. Cây ngô 15ha, Rau đậu các loại 90ha.
2. Tình hình hiện nay
- Tình hình sinh trưởng, phát triển:
+ Cây lúa: Phần lớn diện tích lúa hiện nay đang đứng cái làm đồng, Thời gian dự kiến bắt đầu thu hoạch từ ngày 05/9/2023, diện tích lúa sẽ thu hoạch rộ từ ngày 10-20/9/2023 và thu hoạch xong trước ngày 05/10/2023.
+ Các loại cây trồng khác sinh trưởng, phát triển tốt.
- Tình hình sâu bệnh: Đến thời điểm hiện tại, tình hình sâu cuốn lá đang diễn biến phức tạp nhân dân chưa chủ động phùn trừ kịp thời.
3. Một số biện pháp chỉ đạo tiếp theo:
- BCĐSX xã phối kết hợp với các thôn thường xuyên kiểm tra thăm đồng và dự tính dự báo tình hình sâu bệnh sớm để có hướng dẫn biện pháp phòng trừ kịp thời để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa năm 2023.
- Đài truyền thanh xã tăng cường thời lượng tuyên truyền nội dung các văn bản chỉ đạo và các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của huyện, xã để nhân dân nắm bắt thực hiện.
- Tập trung nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống mương tiêu thoát nước. 
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023-2024.
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành và tổ chức sản xuất vụ Đông, cũng như kinh nghiệm trong giải quyết khắc phục khó khăn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hóa trong khâu làm đất được ứng dụng trên địa bàn xã.
2. Khó khăn
- Phần lớn diện tích cây trồng vụ Đông sản xuất đang manh mún, nhỏ lẻ. Hiện tại chưa có nhiều, công ty, doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc mở rộng diện tích còn hạn chế.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khó lường, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thất thiệt sản xuất có thể xảy ra bất kỳ như hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân trong sản xuất vụ Đông,... Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa bão thường xảy ra vào đầu vụ, nhiều diện tích cây trồng bị ngập, thiệt hại, nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn để mua giống;
- Còn nhiều hộ chưa chú trọng sản xuất vụ Đông.
- Giá các loại vật tư: Giống, phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn ở mức cao, trong khi giá sản phẩm tăng không đáng kể, ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
- Lao động trong nông thôn ngày càng thiếu do đi làm ăn xa hoặc lao động tại các khu công nghiệp, trong khi thời vụ triển khai vụ Đông yêu cầu rất khẩn trương, vừa thu hoạch cây trồng vụ Thu - Mùa vừa gieo trồng cây vụ Đông trong cùng một thời điểm;
II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023-2024.
1. Định hướng
- Phát triển sản xuất vụ Đông phải gắn liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân để tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mở rộng qui mô sản xuất các loại cây trồng xuất khẩu, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Tiếp tục đa dạng hóa các loại cây trồng trong sản xuất vụ Đông, rải vụ và mở rộng diện tích cây trồng mới có thị trường tiêu thụ như: Ngô ngọt, ớt xuất khẩu. Trong đó, cây ngô cần nâng cao năng suất bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật ở tất cả các chân đất, đặc biệt là trên đất 2 lúa.
- Bố trí hợp lý cơ cấu nhóm cây ưa ấm, ưa lạnh và nhóm trung tính, các cây có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.
- Đẩy mạnh sản xuất rau ở một số thôn nhân dân có kinh nghiệm gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tu sản xuất vụ Đông 2023-2024
Tập trung chỉ đạo gieo trồng hết diện tích vụ đông theo kế hoạch đề ra và chỉ tiêu huyện giao.
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông là: 215ha, trong đó:
- Ngô Thương phẩm và ngô ngọt: 100ha.
- Rau màu: 90ha.
- Ớt xuất khẩu: 15ha.
- Cây có củ: 10ha. 
* Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị một số cây trồng chính:
 
TT
 
Loại cây trồng
 
Diện tích (ha)
 
Năng suất (tạ/ha)
 
Sản lượng (tấn)
1
Ngô
100
55
550
2
Khoai lang, cây lấy củ, ....
10
120
120
3
Ớt xuất khẩu
15
30
450
4
Rau màu các loại
90
 
 
 
 Tổng cộng
 
 
 
 III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để sản xuất vụ Đông 2023-2024 đạt được mục tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
1. Tập trung thu hoạch nhanh gọn vụ Thu Mùa 
Đẩy mạnh cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa Mùa, thu hoạch đến đâu huy động mọi lực l­ượng, ph­ương tiện giải phóng đất nhanh, đảm bảo gieo trồng cây vụ Đông trong khung thời vụ tốt nhất với phương châm “Sáng lúa, chiều cây vụ Đông”. 
2. Giải phóng đất và kỹ thuật làm đất
Trên những diện tích có kế hoạch sản xuất vụ Đông, cần chủ động tiêu nước trước khi thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa để tạo điều kiện giải phóng đất. Thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa đến đâu, tiến hành vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc cây) và giải phóng đất ngay đến đó. Áp dụng nhiều hình thức làm đất khác nhau đối với mỗi loại cây trồng như làm đất ướt đặt bầu ngô, làm đất tối thiểu gieo ngô, đậu tương; làm đất thành luống trồng rau màu các loại. (Đối với diện tích đất bãi do bị bồi đắp phù sa sau mưa lũ, cần khẩn trương khơi thông, tiêu thoát nước nhanh và xử lý vôi bột để đảm bảo gieo trồng cây vụ Đông kịp thời vụ, an toàn). 
3. Bố trí cơ cấu giống cây trồng và lịch thời vụ
Bố trí cơ cấu giống và gieo trồng đúng lịch thời vụ có ý nghĩa quyếtđịnh đến thắng lợi sản xuất vụ Đông.
- Mở rộng tối đa diện tích cây vụ Đông trên đất 2 lúa, nhất là cây ngô, rau màu, cây liên kết, xuất khẩu.
- Cây ngô phải thực hiện theo phương châm gieo càng sớm càng tốt, thời vụ tốt nhất trước ngày 25/9 và kết thúc trước ngày 05/10; riêng các giống ngô nếp thời vụ kết thúc trước ngày 10/10.
3.1. Đối với cây ngô:Sử dụng các giống chủ lực.
- Trên đất 2 lúa thu hoạch sớm gieo trồng trước 30/9: Sử dụng các giống ngô có tiềm năng cho năng suất cao như: DK6919S, CP333, B265, CP111, DK6818, NK6410, CP511, CP501S, ....; ngô nếp các loại HN68, HN88, ….
- Trên đất 2 lúa mở rộng diện tích vụ Đông: Gieo trồng trước ngày 10/10/2022; sử dụng các giống ngắn ngày như DK6919, CP333, NK6654, PAC339, ngô nếp. Riêng đối với ngô làm thức ăn xanh cho gia súc cần bố trí các giống ngô cho sinh khối lớn như: SSC586, DK6919, NK7328, DK6919S, DK9919C, CP511,... để đạt năng suất cao, thời vụ gieo có thể đến 15/10/2023. 
- Xây dựng mô hình cây ngô ngọt liên kết với Công ty TNHH sản xuất và thương mại giống cây trồng Phượng Lan tại các thôn với diện tích: 20 ha gồm:
+ Thôn 3: 5ha tại các xứ đồng: Đồng Co và Đồng Đà;
+ Thôn 4: 3ha tại các xứ đồng: Khu Cốc, Đồng Co và Cồn Kênh;
+ Thôn 5: 5ha tại các xứ đồng: Mã Cửa và Cồn Trằm;
+ Thôn Hoàng Kim: 5ha tại xứ đồng Lì Bi, Ngâm Tráng, Ông Khoát, Dãi Dưới, Bở Đồng;
+ Thôn Yên Cư: 2ha tại các xứ đồng: Đồng Khoai, Dẩy Dưới, Đùi Trống, Bếp Tường.
- Khuyến khích phát triển diện tích cây xuất khẩu như: Ớt, ngô ngọt liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao (Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu).
Biện pháp kỹ thuật:Áp dụng triệt để kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ, cây con sinh trưởng khỏe, đảm bảo mật độ; những vùng chủ động tưới, tiêu cần áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ; tăng mật độ ngô đạt 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu và trên 5-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa; bón phân sớm, đủ lượng và cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh nghẹt rễ, huyết dụ ở giai đoạn đầu, phòng trừ chuột, sâu xám, sâu keo gây hại giai đoạn cây con gây khuyết mật độ.
3.2. Đối với cây khoai lang:Trồng càng sớm càng tốt, thời vụ trồng kết thúc trước 15/10/2022; sử dụng các giống KL5, KL 209, Hoàng Long, KB1, và các giống khoai lang Nhật, Trung Quốc chất lượng cao, ....
3.3. Đối với cây ớt xuất khẩu: Cần áp dụng kỹ thuật vườn ươm cây con và chăm sóc cây con tốt, triển khai trồng sớm để kéo dài thời gian thu hoạch vì ớt thu hoạch nhiều lứa. Sử dụng các giống: ớt hiểm lai 207, ớt ngọt Mix, Demon, ớt lai số 7, số 414, .....
3.4. Đối với rau, đậu các loại: Sử dụng các giống bắp cải, xu hào, cà chua, dưa chuột, rau, đậu các loại, .....
4. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây màu vụ Đông
Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chủ động trong công tác phòng trừ. Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng; Trong vụ Đông cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh sau:
Trên cây ngô: Sâu keo mùa Thu, bệnh huyết dụ, sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn;
Trên cây đậu tương: Ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu cuốn lá, bệnh sương mai, sâu khoang;
Cây cà chua, khoai tây:Bệnh mốc sương, bọ trĩ, rệp, nhện trắng, nhện đỏ,  ruồi đục quả, bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá;
Trên rau họ hoa thập tự: Sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rệp, bọ nhảy sọc cong, bệnh sương mai, bệnh thán thư;
Trên cây khoai lang: Sâu cuốn lá, sâu đục dây, sùng đục củ, bệnh héo vàng, bệnh héo rũ;
Cây ớt và một số cây màu khác: Bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư, sâu đục quả, rệp muội.
Ngoài ra trên tất cả các loại cây trồng vụ Đông cần phải phòng trừ chuột gây hại.
5. Công tác thủy lợi, bảo vệ thực vật và Khuyến nông
5.1. Công tác thủy lợi
- Ban Nông nghiệp chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV sông Chu lập phương án điều tiết nguồn nước tưới tiêu chủ động, khoa họcphục vụ tốt nhất công tác gieo trồng và chăm sóc cây vụ Đông, tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao; Lập kế hoạch tổ chức toàn dân ra quân làm thuỷ lợi mùa khô. 
- Các thôn chủ động thực hiện tốt việc nạo vét kênh mương, khơi thông các trục tiêu, cống tiêu, đảm bảo tiêu kịp thời khi có mưa lớn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Phối hợp với Công ty TNHH MTV sông Chu dẫn nước và bảo vệ kênh mương, công trình, ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm lấn chiếm, đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi.
5.2. Công tác Khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật
Ban Nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, các Công ty tổ chức tập huấn, ban hành QTKT các loại cây trồng chính trong vụ Đông và chuyển giao kỹ thuật gieo trồng, nhất là các loại cây trồng mới. Chú trọng công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ Đông, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, hạn chế sử dụng các loại thuốc hoá học. Phối hợp với các cấp, các ngành, các cơ sở kinh doanh và hộ nông dân để tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
6. Tuyên truyền, vận động mở rộng diện tích vụ Đông
Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền đến các hội viên, cán bộ và nhân dân hiệu quả kinh tế từ sản xuất vụ Đông mang lại, từ đó mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sản xuất vụ Đông có vai trò, ý nghĩa trong việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và là vụ sản xuất mang lại giá trị cao trong năm. Vì vậy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất vụ Đông 2023-2024 cần phải có sự tập trung chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong toàn xã.
1. Đối với BCĐ sản xuất xã
- Phân công các thành viên Ban chỉ đạo sản xuất xã, trực tiếp chỉ đạo, bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc các thôn triển khai tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2023-2024, giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023-2024.
- Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các Công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ký kết hợp đồng nguyên tắc để triển khai đến các thôn tổ chức thực hiện; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp; tổ chức thăm đồng, kiểm tra đánh giá kết quả sản xuất vụ Thu - Mùa.
- Ban Nông nghiệp tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch sản xuất; theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng để phối hợp với các đơn vị đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các thôn, nhân dân thực hiện.
- Tăng cường công tác Khuyến nông, tích cực tuyên truyền cho người dân trong việc thực hiện qui trình kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động để tăng thu nhập.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt việc cung ứng và lưu hành giống của các đại lý, các cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã, xử lý nghiêm những trường hợp đưa giống kém chất lượng, giống không có trong cơ cấu, các loại thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, không có trong danh mục hoặc hết hạn sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường. Báo cáo cấp trên khi phát hiện cơ sở kinh doanh VTNN không có đầy đủ điều kiện theo quy định để tiến hành đình chỉ hoạt động kinh doanh và thông báo công khai trên loa truyền thanh. 
2. Đối với các thôn
- Trên cơ sở giao chỉ tiêu về diện tích sản xuất vụ Đông 2023-2024, căn cứ vào điều kiện thực tế về đất đai và trình độ thâm canh, quỹ đất, quỹ thời gian để xây dựng phương án sản xuất sát với thực tế, theo định hướng cơ cấu giống và lịch thời vụ của huyện, xã. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các biện pháp tối ưu nhất để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Báo cáo kết quả sản xuất vụ Đông về UBND xã (Qua đồng chí Lê Thị Thoa - CC NNMT), yêu cầu các thôn báo cáo chính xác, trung thực về kết quả sản xuất; Trưởng thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã về số liệu báo cáo.
- Lập danh sách các hộ có nhu cầu liên kết sản xuất giống ngô ngọt tại các xứ đồng để chuẩn bị công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây trồng phục vụ xuất khẩu như ớt, ngô ngọt, ...
- Bám sát chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nội dung các điều khoản trong hợp đồng giữa các Công ty với thôn và các hộ nông dân về sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
           3. Đối với các HTX DVNN, các Đại lý cung ứng VTNN:
        - Thực hiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ sản xuất đúng quy định của pháp luật; chỉ đưa vào địa bàn các sản phẩm đảm bảo chất lượng.
        - Triển khai thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đối với diện tích ngô ngọt. 
4. Đài truyền thanh xã
Tăng cường thông tin, tuyên truyền chủ trương, định hướng, các quy trình kỹ thuật, các văn bản chỉ đạo của huyện, xã để nhân dân nắm bắt, chủ động thực hiện, có hiệu quả; kịp thời thông tin các gương điển hình của tập thể và cá nhân trong sản xuất, các mô hình sản xuất hiệu quả.
5. Một số kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị Thường trực Đảng uỷ:
+ Phân công các đồng chí Đảng uỷ viên phụ trách vòng 2 tại các thôn tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023 - 2024.
+ Định kỳ tổ chức giao ban để nắm bắt tình hình, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ Đông.
- Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các tổ chức Đoàn thể: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với UBND, BCĐ sản xuất để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên sản xuất vụ Đông, nhất là công tác chuyển giao tiến bộ KHKT đến với nông dân để sản xuất vụ Đông 2023 - 2024 đạt hiệu quả cao. 
KẾ HOẠCH 
Giao chỉ tiêu diện tích vụ đông năm 2023 - 2024 
(Kèm theo Quyết định số        /QĐ-UBND ngày      tháng 8 năm 2023)
 
TT
 
Đơn vị
 
Tổng
(ha)
 
Ngô (ha)
 
Cây lấy củ (ha)
 
Ớt (ha)
 
Rau màu
(ha)
 
Ghi chú
1
Thôn 1
11
5
1
5
 
2
Thôn 2
12
6
1
5
 
3
Thôn 3
16,5
5,5
1
5
5
Ngô Ngọt 5
4
Thôn 4
18
6
1
5
6
Ngô Ngọt 3
5
Thôn 5
16
4
1
5
6
Ngô Ngọt 5
6
Thôn 6
15
2,5
 
 
13
 
7
Thôn 7
7
 
 
 
7
 
8
Thôn 15
5
 
 
 
5
 
9
Hoàng Kim
21,5
10
1,5
 
10
Ngô Ngọt 5 ha 
10
Yên Cư
8,5
3
0,5
 
5
Ngô ngọt 2 ha 
11
Bột Thượng
19
10
1
8
Ngô Ngọt 2 ha 
12
Bích Phương
52
41
1
10
 
13
Ngọc Lạp
13
7
1
 
5
 
 
 
Tổng
 
215
 
100
 
10
 
15
 
90
 
Ngô ngọt 20 ha
- Thôn 3 (5ha): Đồng co 3ha; Đồng Đà 2ha.
- Thôn 4 (3ha): Khu cốc 1,5ha; Đồng đà: 1,5ha.
- Thôn Hoàng Kim (5ha): Lì Bi 1,5ha; Ngâm Tráng 1ha; Dãi dưới 1ha, Bở đồng 1,5ha.
- Thôn Yên Cư (2ha): Đồng Khoai, Dẫy Dưới, Đuồi Chống, Bếp Tường.
- Thôn 5 (5ha): Cồn Trằm: 3ha; Mã Cửa: 2ha.
          - Thôn Bột Thương( 2ha); khu ngoài , nước bón
          Theo UBND xã Xuân Sinh.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com