Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

Phương án sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2023

Ngày 08/05/2023 07:29:43

             I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2022
          1. Kết quả về diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
          Vụ Thu - Mùa 2022, toàn xã gieo trồng được: 533,5ha = 100,1% KH (533ha), sản lượng lương thực có hạt đạt 2.509,8 tấn = 99,7% KH (2.518,5tấn). Kết quả sản xuất một số loại cây trồng chính như sau:
          - Cây lúa: Diện tích gieo cấy 418,5ha, đạt 99,6% kế hoạch. Năng suất lúa bình quân đạt 58 tạ/ha, sản lượng lương thực 2.509,8 tấn. 
- Cây màu.
+ Cây ngô: 15 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 82,5 tấn.
+ Rau màu các loại: Diện tích 100ha/98ha đạt 102,4% KH.
2. Đánh giá kết quả sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2022
          Đầu vụ sản xuất trồng trọt vụ Thu - Mùa năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi, do ảnh hưởng của mưa nhiều nên một số diện tích đồng thấp tại thôn Hoàng Kim không gieo cấy được hết diện tích, tuy nhiên trong quá trình sản xuất điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tình hình sâu bệnh giảm so với các vụ trước, nên hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, vừa giảm chi phí, vừa bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nhờ có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của MTTQ, các Đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc xây dựng Phương án, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo nên sản xuất vụ Thu Mùa năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực.
- Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực:
          + Bộ giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng lựa chọn giống có năng suất, chất lượng; Giảm diện tích lúa lai, Tăng diện tích lúa thuần có năng suất, chất lượng gạo ngon như các giống: Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7,TBR225, .… ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, năng suất lúa vụ Thu - Mùa năm 2022 đạt 58 tạ/ha.
          + Cây ngô, lạc, đậu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: Chọn giống năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp với điều kiện của từng địa phương để mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.
- Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực:
+ Bộ giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng lựa chọn giống có năng suất, chất lượng; giảm diện tích lúa lai, tăng diện tích lúa thuần có năng suất, chất lượng gạo ngon như các giống: Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7, Bắc Thịnh, TBR225 … ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, năng suất lúa vụ Mùa.
+ Cây ngô, lạc, đậu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: Chọn giống năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp với điều kiện của từng địa phương để mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.
 3. Một số tồn tại, hạn chế.
 - Diễn biến thời tiết, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp.
          - Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hạn chế khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế áp dụng cơ giới hóa, dẫn đến chi phí sản xuất lớn, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh.
 - Công tác chỉ đạo, nắm bắt tình hình của một số thành viên Ban chỉ đạo sản xuất, cán bộ phụ trách kỹ thuật có lúc, có nơi chưa kịp thời để sâu bệnh phát sinh gây hại làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất; việc tuyên truyền, triển khai cơ chế chính sách đến người nông dân và các doanh nghiệp chưa được quan tâm; một số đơn vị chưa tích cực tìm kiếm, mời gọi, thu hút doanh nghiệp và các cá nhân có tiềm năng kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
 - Công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp đối với cấp xã chưa thực hiện thường xuyên. 
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2022-2023 VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TIẾP THEO.
1. Kết quả sản xuất.
Sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2022 - 2023 nhuận 2 tháng 2 âm lịch, nên thời tiếttiết, khí hậu có sự biến đổi khác biệt so với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít; đầu vụ rét kéo dài, mốt số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây lúa; giá cả vật tư nông nghiệp nhất là phân bón ở giai đoạn đầu vụ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên, dưới slãnhchỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ngành đến nay đã đạt được kết quả sau:
 - Tổng diện tích gieo trồng vụ Chiêm Xuân:
 Diện tích cây lúa: 550 ha; diện tích cây ngô: 20 ha; diện tích cây sắn 56 ha; cây mía: 13 ha, diện tích rau màu và các loại cây trồng khác: 89 ha. Hiện tại nguồn nước tưới đảm bảo, sâu bệnh đang được kiểm soát, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
 2. Tình hình hiện nay.
 Đến nay, hầu hết các loại cây trồng vụ Chiêm Xuân đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây lúa đang giai đoạn trỗ đến chín, cây ngô đang giai đoạn trỗ cờ phun râu, nhiều diện tích rau quả đã cho thu hoạch và đạt giá trị khá như khoai tây, dưa chuột, bí xanh ...; Các đối tượng sâu bệnh được quản lý tốt, trong ngưỡng an toàn nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy các loại, sâu keo mùa thu.
          3. Những biện pháp chỉ đạo tiếp theo     
          Để đảm bảo sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022 - 2023 đạt kết quả cao, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau:
          - Tập trung điều tiết nước hợp lý trên diện tích lúa đang trỗ, duy trì việc tưới đủ ẩm cho cây trồng cạn; kết hợp việc tích trữ, sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho sản xuất vụ Thu mùa năm 2023.
          -Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh thường phát sinh giai đoạn cuối vụ để tổ chức phòng trừ kịp thời. Các loại sâu bệnh cần lưu ý gồm: Bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông; ngoài ra một số đối tượng khác như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài gây hại cục bộ trên lúa Xuân muộn, ruộng ven làng...
          - Tổ chức thu hoạch nhanh gọn lúa và các loại cây trồng khác khi đến thời điểm thu hoạch: tập trung điều hành nhân lực và máy thu hoạch hợp lý, khẩn trương nhằm giảm nhẹ tổn thất do mưa giông gây ra; đồng thời tạo điều kiện giải phóng đất cho sản xuất vụ Thu Mùa trong khung thời vụ tốt nhất. Không để tình trạng bảo kê máy thu hoạch gây mất an ninh trật tự và chậm tiến độ thu hoạch, gây bức xúc trong nhân dân.
          - Tổ chức đánh giá, thống kê và tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả sản xuất mô hình sản xuất lúa QR45 cơ sở nhân ra diện rộng trong những vụ tiếp theo.
          Phương án sản xuất vụ Thu Mùa năm 2023.
 I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
 1. Thuận lợi:
            - Sản xuất vụ Thu Mùa diễn ra trong bối cảnh giá cả lương thực có xu hướng tăng, đây là động lực để nông dân tích cực đầu tư sản xuất trồng trọt nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản.
          - Sản xuất trồng trọt tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự tham gia phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội và các sở ban ngành đoàn thể; nhất là kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất của các thôn trên địa bàn toàn xã
          - Các chương trình, dự án, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh, Chương trình trọng tâm, các nội dung hỗ trợ của huyện để thực hiện các mô hình sản xuất tiếp tục được triển khai có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất.
          - Kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp ngày càng phát huy tác dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
          2. Khó khăn
          - Sản xuất vụ Thu Mùa luôn tiềm ẩn các nguy cơ phức tạp và diễn biến bất thường như: nắng nóng, hạn hán ở đầu vụ, bão lụt cuối vụ ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
          - Sản xuất vụ Thu Mùa vẫn phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh bạc lá, sâu keo mùa thu, ...
          - Theo dự báo thời tiết của Đài khí tượng, thủy văn Thanh Hóa từ tháng 5-10/2023: Hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính từ nay đến 6/2023; sau đó tăng dần và nghiêng về pha ElNino; Ngoài ra, tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, sản xuất vụ Thu Mùa luôn tiềm ẩn rủi do lớn nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất trồng trọt.
II. MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ THU - MÙA NĂM 2023
1. Mục tiêu: Tổng diện tích gieo trồng: 545 ha, trong đó:
- Cây lúa              420 ha.
- Cây ngô               15 ha        
- Cây lấy củ (khoai lang, khoai sọ, dong riềng …..): 10 ha.
- Rau màu các loại: 100 ha.
Cơ cấu giống: TBR225, VNR20, Thiên ưu 8, Nhị ưu, Khang dân đột biến, Dự Hương 8, Bắc Thịnh, BC 15 mới, Việt lai 20, nếp các loại.
2. Các giải pháp chủ yếu:
Để sản xuất vụ thu mùa năm 2023 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
a. Tập trung thu hoạch nhanh, gọn vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
          Đối với các loại cây màu, cây mía chăm sóc theo quy trình phát triển và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh.
          b. Bố trí vùng sản xuất, cơ cấu giống, lịch thời vụ
          - Trà lúa mùa sớm: Trên chân đất vàn, gieo trồng cây vụ đông sớm (ớt, lạc, bí xanh, ngô giống, đậu tương, rau vụ đông sớm) sử dụng các giống lúa: TBR225, Thiên ưu 8, Việt lai 20, Bắc Thịnh, Dự Hương, Khang Dân đột biến. Thời vụ gieo mạ trước ngày 20/5/2023, thu hoạch trước ngày 20/9/2023 (đối với thôn 3,4,5 bố trí những giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao để bố trí diện tích trồng ngô giống; Thôn 4 gồm 2 xứ đồng là Khu cốc, cồn kênh; Thôn 3 gồm các xứ đồng Đồng Co, Cần Xiêm, Doãng Đà).
          - Trà lúa mùa chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp chuyên 2 vụ lúa sử dụng các giống lúa: BC 15 mới, Nhị ưu, VNR20, nếp các loại. Thời vụ gieo mạ trước ngày 30/5/2022, thu hoạch trước ngày 30/9/2023.
        * Đối với rau màu:
        Bố trí cơ cấu giống phù hợp theo từng chân đất; sử dụng giống tốt, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
        - Cây ngô: Lựa chọn các giống ngô có khả năng kháng sâu bệnh chủ yếu, nhất là sâu keo mùa thu.
        +Trên chân đất chuyên màu, đất lúa khó khăn về nước tưới chuyển trồng ngô, sử dụng các giống: CP333, NK4300, PAC339, DK6919S, ngô nếp HN88, HN68, nếp lai Bạch Long, …
        + Trên chân đất đồi thấp, sử dụng các giống: CP111, CP511, NK4300BT-GT, DK6919S, DK9955S, NK4300,...
        + Các loại cây màu khác: Bố trí cây trồng phù với từng chân đất, để phát huy hết tiềm năng và năng suất của từng loại cây trổng.
c. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
       - Đối với kỹ thuật làm đất lúa: Thu hoạch lúa Chiêm Xuân xong cần phải giải phóng đất ngay; đặc biệt đất trũng phải thu hoạch rạ và làm đất sớm, kết hợp với bón vôi, phân lân nung chảy và Trichoderma để gốc rạ được phân hủy nhanh, phòng bệnh nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ.
        - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ mạ, gieo cấy đúng mật độ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, nhất là khâu phòng trừ cho mạ trước khi cấy.
        - Chọn giống rau màu (ngô, đậu tương, các loại rau, đậu, ...) có năng suất cao phù hợp trong khung thời vụ, có thị trường tiêu thụ và tập trung bón phân NPK cân đối ngay ở giai đoạn cây con đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 
d. Tổ chức tốt việc cung ứng, dịch vụ phục vụ sản xuất
- Các HTX dịch vụ nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có kế hoạch cung ứng đủ giống, vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đủ chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý và tạo điều kiện cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện tốt công tác dự tình, dự báo và công tác dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh, không để sâu, bệnh phát sinh thành dịch, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu, bệnh chính như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá. Trước mắt tập trung tổ chức diệt chuột đồng loạt cuối vụ Đông và đầu vụ Xuân.
        - Công tác thủy lợi và PCTT, BVTV, Khuyến nông:
        + Các thôn tập trung khảo sát các tuyến mương tưới, tiêu, tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân và tổ chức nạo vét, khơi thông đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất của nhân dân.
        + Công chức Địa chính Nông nghiệp môi trường kiêm khuyến nông viên cơ sở chủ động nắm bắt tình hình diễn biến phát triển của các loại cây trồng, sâu bệnh hại, tham mưu cho BCĐ sản xuất xã có phương án chỉ đạo, đặc biệt là khi có các dịch bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân phải xin ý kiến Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để kiểm tra, khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng trừ.
          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          Để giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Thu Mùa2023 cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đòi hỏi trong công tác lãnh, chỉ đạo phải hết sức khẩn trương, chủ động, chuẩn bị mọi phương án, giải pháp để đối phó kịp thời với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
        1. Ban chỉ đạo sản xuất :Phân công trách nhiệm cụ thểcho từng thành viên, bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra trong quá trình tổ chức sản xuất, cũng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các HTX Dịch vụ Nông nghiệp.
        2. Đối với các thôn:
        Căn cứ phương án sản xuất của xã, triển khai đến toàn thể nhân dân theo cơ cấu giống và lịch thời vụ; Chỉ đạo lực lượng bảo nông dẫn nước đầy đủ đảm bảo cho việc gieo, cấy, cập nhật lịch nước và dẫn nước cụ thể đến từng xứ đồng, ưu tiên các vùng né lụt và đảm bảo các khâu dịch vụ.
        Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân, quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong sản xuất, tìm mọi phương pháp tối ưu nhất, chỉ đạo thắng lợi sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
        3. Đối với các HTX DVNN, các Đại lý cung ứng VTNN:
        Thực hiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ sản xuất đúng quy định của pháp luật; chỉ đưa vào địa bàn xã các sản phẩm đảm bảo chất lượng.
        4. Đề nghị MTQQ, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội:Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, giải pháp, các quy trình kỹ thuật thâm canh mới cũng như những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất để cán bộ và nhân dân tổ chức chỉ đạo thực hiện, góp phần giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
(Theo UBND xã Xuân Sinh)                                                                                  

Phương án sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2023

Đăng lúc: 08/05/2023 07:29:43 (GMT+7)

             I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ THU MÙA NĂM 2022
          1. Kết quả về diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
          Vụ Thu - Mùa 2022, toàn xã gieo trồng được: 533,5ha = 100,1% KH (533ha), sản lượng lương thực có hạt đạt 2.509,8 tấn = 99,7% KH (2.518,5tấn). Kết quả sản xuất một số loại cây trồng chính như sau:
          - Cây lúa: Diện tích gieo cấy 418,5ha, đạt 99,6% kế hoạch. Năng suất lúa bình quân đạt 58 tạ/ha, sản lượng lương thực 2.509,8 tấn. 
- Cây màu.
+ Cây ngô: 15 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 82,5 tấn.
+ Rau màu các loại: Diện tích 100ha/98ha đạt 102,4% KH.
2. Đánh giá kết quả sản xuất vụ Thu - Mùa năm 2022
          Đầu vụ sản xuất trồng trọt vụ Thu - Mùa năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi, do ảnh hưởng của mưa nhiều nên một số diện tích đồng thấp tại thôn Hoàng Kim không gieo cấy được hết diện tích, tuy nhiên trong quá trình sản xuất điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tình hình sâu bệnh giảm so với các vụ trước, nên hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, vừa giảm chi phí, vừa bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nhờ có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của MTTQ, các Đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc xây dựng Phương án, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo nên sản xuất vụ Thu Mùa năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực.
- Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực:
          + Bộ giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng lựa chọn giống có năng suất, chất lượng; Giảm diện tích lúa lai, Tăng diện tích lúa thuần có năng suất, chất lượng gạo ngon như các giống: Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7,TBR225, .… ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, năng suất lúa vụ Thu - Mùa năm 2022 đạt 58 tạ/ha.
          + Cây ngô, lạc, đậu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: Chọn giống năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp với điều kiện của từng địa phương để mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.
- Cơ cấu giống tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực:
+ Bộ giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng lựa chọn giống có năng suất, chất lượng; giảm diện tích lúa lai, tăng diện tích lúa thuần có năng suất, chất lượng gạo ngon như các giống: Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7, Bắc Thịnh, TBR225 … ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, năng suất lúa vụ Mùa.
+ Cây ngô, lạc, đậu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: Chọn giống năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp với điều kiện của từng địa phương để mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.
 3. Một số tồn tại, hạn chế.
 - Diễn biến thời tiết, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp.
          - Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hạn chế khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế áp dụng cơ giới hóa, dẫn đến chi phí sản xuất lớn, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh.
 - Công tác chỉ đạo, nắm bắt tình hình của một số thành viên Ban chỉ đạo sản xuất, cán bộ phụ trách kỹ thuật có lúc, có nơi chưa kịp thời để sâu bệnh phát sinh gây hại làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất; việc tuyên truyền, triển khai cơ chế chính sách đến người nông dân và các doanh nghiệp chưa được quan tâm; một số đơn vị chưa tích cực tìm kiếm, mời gọi, thu hút doanh nghiệp và các cá nhân có tiềm năng kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
 - Công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp đối với cấp xã chưa thực hiện thường xuyên. 
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2022-2023 VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TIẾP THEO.
1. Kết quả sản xuất.
Sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2022 - 2023 nhuận 2 tháng 2 âm lịch, nên thời tiếttiết, khí hậu có sự biến đổi khác biệt so với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít; đầu vụ rét kéo dài, mốt số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây lúa; giá cả vật tư nông nghiệp nhất là phân bón ở giai đoạn đầu vụ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên, dưới slãnhchỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ngành đến nay đã đạt được kết quả sau:
 - Tổng diện tích gieo trồng vụ Chiêm Xuân:
 Diện tích cây lúa: 550 ha; diện tích cây ngô: 20 ha; diện tích cây sắn 56 ha; cây mía: 13 ha, diện tích rau màu và các loại cây trồng khác: 89 ha. Hiện tại nguồn nước tưới đảm bảo, sâu bệnh đang được kiểm soát, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
 2. Tình hình hiện nay.
 Đến nay, hầu hết các loại cây trồng vụ Chiêm Xuân đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây lúa đang giai đoạn trỗ đến chín, cây ngô đang giai đoạn trỗ cờ phun râu, nhiều diện tích rau quả đã cho thu hoạch và đạt giá trị khá như khoai tây, dưa chuột, bí xanh ...; Các đối tượng sâu bệnh được quản lý tốt, trong ngưỡng an toàn nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy các loại, sâu keo mùa thu.
          3. Những biện pháp chỉ đạo tiếp theo     
          Để đảm bảo sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022 - 2023 đạt kết quả cao, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau:
          - Tập trung điều tiết nước hợp lý trên diện tích lúa đang trỗ, duy trì việc tưới đủ ẩm cho cây trồng cạn; kết hợp việc tích trữ, sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho sản xuất vụ Thu mùa năm 2023.
          -Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh thường phát sinh giai đoạn cuối vụ để tổ chức phòng trừ kịp thời. Các loại sâu bệnh cần lưu ý gồm: Bệnh đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông; ngoài ra một số đối tượng khác như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài gây hại cục bộ trên lúa Xuân muộn, ruộng ven làng...
          - Tổ chức thu hoạch nhanh gọn lúa và các loại cây trồng khác khi đến thời điểm thu hoạch: tập trung điều hành nhân lực và máy thu hoạch hợp lý, khẩn trương nhằm giảm nhẹ tổn thất do mưa giông gây ra; đồng thời tạo điều kiện giải phóng đất cho sản xuất vụ Thu Mùa trong khung thời vụ tốt nhất. Không để tình trạng bảo kê máy thu hoạch gây mất an ninh trật tự và chậm tiến độ thu hoạch, gây bức xúc trong nhân dân.
          - Tổ chức đánh giá, thống kê và tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả sản xuất mô hình sản xuất lúa QR45 cơ sở nhân ra diện rộng trong những vụ tiếp theo.
          Phương án sản xuất vụ Thu Mùa năm 2023.
 I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
 1. Thuận lợi:
            - Sản xuất vụ Thu Mùa diễn ra trong bối cảnh giá cả lương thực có xu hướng tăng, đây là động lực để nông dân tích cực đầu tư sản xuất trồng trọt nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản.
          - Sản xuất trồng trọt tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự tham gia phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội và các sở ban ngành đoàn thể; nhất là kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất của các thôn trên địa bàn toàn xã
          - Các chương trình, dự án, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh, Chương trình trọng tâm, các nội dung hỗ trợ của huyện để thực hiện các mô hình sản xuất tiếp tục được triển khai có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất.
          - Kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp ngày càng phát huy tác dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
          2. Khó khăn
          - Sản xuất vụ Thu Mùa luôn tiềm ẩn các nguy cơ phức tạp và diễn biến bất thường như: nắng nóng, hạn hán ở đầu vụ, bão lụt cuối vụ ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
          - Sản xuất vụ Thu Mùa vẫn phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm như sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh bạc lá, sâu keo mùa thu, ...
          - Theo dự báo thời tiết của Đài khí tượng, thủy văn Thanh Hóa từ tháng 5-10/2023: Hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính từ nay đến 6/2023; sau đó tăng dần và nghiêng về pha ElNino; Ngoài ra, tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, sản xuất vụ Thu Mùa luôn tiềm ẩn rủi do lớn nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất trồng trọt.
II. MỤC TIÊU SẢN XUẤT VỤ THU - MÙA NĂM 2023
1. Mục tiêu: Tổng diện tích gieo trồng: 545 ha, trong đó:
- Cây lúa              420 ha.
- Cây ngô               15 ha        
- Cây lấy củ (khoai lang, khoai sọ, dong riềng …..): 10 ha.
- Rau màu các loại: 100 ha.
Cơ cấu giống: TBR225, VNR20, Thiên ưu 8, Nhị ưu, Khang dân đột biến, Dự Hương 8, Bắc Thịnh, BC 15 mới, Việt lai 20, nếp các loại.
2. Các giải pháp chủ yếu:
Để sản xuất vụ thu mùa năm 2023 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
a. Tập trung thu hoạch nhanh, gọn vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
          Đối với các loại cây màu, cây mía chăm sóc theo quy trình phát triển và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh.
          b. Bố trí vùng sản xuất, cơ cấu giống, lịch thời vụ
          - Trà lúa mùa sớm: Trên chân đất vàn, gieo trồng cây vụ đông sớm (ớt, lạc, bí xanh, ngô giống, đậu tương, rau vụ đông sớm) sử dụng các giống lúa: TBR225, Thiên ưu 8, Việt lai 20, Bắc Thịnh, Dự Hương, Khang Dân đột biến. Thời vụ gieo mạ trước ngày 20/5/2023, thu hoạch trước ngày 20/9/2023 (đối với thôn 3,4,5 bố trí những giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao để bố trí diện tích trồng ngô giống; Thôn 4 gồm 2 xứ đồng là Khu cốc, cồn kênh; Thôn 3 gồm các xứ đồng Đồng Co, Cần Xiêm, Doãng Đà).
          - Trà lúa mùa chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp chuyên 2 vụ lúa sử dụng các giống lúa: BC 15 mới, Nhị ưu, VNR20, nếp các loại. Thời vụ gieo mạ trước ngày 30/5/2022, thu hoạch trước ngày 30/9/2023.
        * Đối với rau màu:
        Bố trí cơ cấu giống phù hợp theo từng chân đất; sử dụng giống tốt, chất lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.
        - Cây ngô: Lựa chọn các giống ngô có khả năng kháng sâu bệnh chủ yếu, nhất là sâu keo mùa thu.
        +Trên chân đất chuyên màu, đất lúa khó khăn về nước tưới chuyển trồng ngô, sử dụng các giống: CP333, NK4300, PAC339, DK6919S, ngô nếp HN88, HN68, nếp lai Bạch Long, …
        + Trên chân đất đồi thấp, sử dụng các giống: CP111, CP511, NK4300BT-GT, DK6919S, DK9955S, NK4300,...
        + Các loại cây màu khác: Bố trí cây trồng phù với từng chân đất, để phát huy hết tiềm năng và năng suất của từng loại cây trổng.
c. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
       - Đối với kỹ thuật làm đất lúa: Thu hoạch lúa Chiêm Xuân xong cần phải giải phóng đất ngay; đặc biệt đất trũng phải thu hoạch rạ và làm đất sớm, kết hợp với bón vôi, phân lân nung chảy và Trichoderma để gốc rạ được phân hủy nhanh, phòng bệnh nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ.
        - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ mạ, gieo cấy đúng mật độ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, nhất là khâu phòng trừ cho mạ trước khi cấy.
        - Chọn giống rau màu (ngô, đậu tương, các loại rau, đậu, ...) có năng suất cao phù hợp trong khung thời vụ, có thị trường tiêu thụ và tập trung bón phân NPK cân đối ngay ở giai đoạn cây con đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 
d. Tổ chức tốt việc cung ứng, dịch vụ phục vụ sản xuất
- Các HTX dịch vụ nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có kế hoạch cung ứng đủ giống, vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đủ chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý và tạo điều kiện cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện tốt công tác dự tình, dự báo và công tác dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh, không để sâu, bệnh phát sinh thành dịch, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu, bệnh chính như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá. Trước mắt tập trung tổ chức diệt chuột đồng loạt cuối vụ Đông và đầu vụ Xuân.
        - Công tác thủy lợi và PCTT, BVTV, Khuyến nông:
        + Các thôn tập trung khảo sát các tuyến mương tưới, tiêu, tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân và tổ chức nạo vét, khơi thông đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất của nhân dân.
        + Công chức Địa chính Nông nghiệp môi trường kiêm khuyến nông viên cơ sở chủ động nắm bắt tình hình diễn biến phát triển của các loại cây trồng, sâu bệnh hại, tham mưu cho BCĐ sản xuất xã có phương án chỉ đạo, đặc biệt là khi có các dịch bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân phải xin ý kiến Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để kiểm tra, khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng trừ.
          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          Để giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Thu Mùa2023 cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đòi hỏi trong công tác lãnh, chỉ đạo phải hết sức khẩn trương, chủ động, chuẩn bị mọi phương án, giải pháp để đối phó kịp thời với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện.
        1. Ban chỉ đạo sản xuất :Phân công trách nhiệm cụ thểcho từng thành viên, bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, chủ động khắc phục có hiệu quả những bất thường có thể xảy ra trong quá trình tổ chức sản xuất, cũng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các HTX Dịch vụ Nông nghiệp.
        2. Đối với các thôn:
        Căn cứ phương án sản xuất của xã, triển khai đến toàn thể nhân dân theo cơ cấu giống và lịch thời vụ; Chỉ đạo lực lượng bảo nông dẫn nước đầy đủ đảm bảo cho việc gieo, cấy, cập nhật lịch nước và dẫn nước cụ thể đến từng xứ đồng, ưu tiên các vùng né lụt và đảm bảo các khâu dịch vụ.
        Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân, quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong sản xuất, tìm mọi phương pháp tối ưu nhất, chỉ đạo thắng lợi sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
        3. Đối với các HTX DVNN, các Đại lý cung ứng VTNN:
        Thực hiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ sản xuất đúng quy định của pháp luật; chỉ đưa vào địa bàn xã các sản phẩm đảm bảo chất lượng.
        4. Đề nghị MTQQ, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội:Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, giải pháp, các quy trình kỹ thuật thâm canh mới cũng như những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất để cán bộ và nhân dân tổ chức chỉ đạo thực hiện, góp phần giành thắng lợi toàn diện trong sản xuất vụ Chiêm Xuân 2022-2023.
(Theo UBND xã Xuân Sinh)                                                                                  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com