Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

XUÂN SINH TỔ CHỨC LỄ KỲ PHÚC LÊ DỤ TÔNG NĂM 2024

Ngày 01/03/2024 11:15:24

Sáng ngày 29/02/2024, tức ngày 20 tháng giêng năm Giáp Thìn, xã Xuân Sinh tổ chức Lễ Kỳ phúc lần thứ 293 năm Hoàng Đế Lê Dụ Tông (1731-2024) 
Thông qua việc tổ chức Lễ kỳ phúc hàng năm, nhằm giới thiệu về thân thế, sự  nghiệp và công đức xây dựng nước và giữ nước của Hoàng đế Lê Dụ Tông và các đời Vua thời Lê Trung Hưng đến với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và du khách thập phương, đồng thời thông qua Lễ kỳ phúc hàng năm cũng là dịp để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và lưu truyền lại cho các thế hệ đời sau. 
13.jpg
Về dự buổi lễ dâng hương có đồng chí Đỗ Viết Hùng UV BCH đảng bộ huyện, BT Đảng ủy xã Xuân Sinh; Lê Thị Hằng PBT TT ĐU, CT. HĐND xã; Lê Đức Dũng PBT ĐU, CT. UBND xã, các đồng chí trong ban thường vụ đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cán bộ Công chức, cán bộ không chuyên trách xã Xuân Sinh, các đồng chí BTCB, trưởng thôn, trưởng các làng văn hóa, Đại diện các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã, nhân dân và du khách thập phương về dự buổi lễ.
9.jpg
Đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng được đặt tại vùng đất Sơn Kỳ Thủy Tú còn là nơi táng 3 Vua thời Hậu Lê: Lê Dụ Tông (Duy Đường 1705-1729) niên hiệu Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Lê Hiển Tông (Duy Diêu 1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng. Lê Mẫn Đế ( Duy Kỳ 1787-1788) niên hiệu Chiêu Thống.
Lăng mộ Lê Dụ Tông được phát hiện tháng 2 năm 1958 tại làng Bái Trạch xã Xuân Giang. Lăng Chiêu Thống cùng Thái Hậu, Hoàng Phi, con Vua, Đề Lĩnh Nguyễn Viết Triệu, Thị Nội Nguyễn Văn Quyên cùng được đặt cạnh lăng. Vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông).
7.jpgCác cơ quan đơn vị và các thôn đặt lễ dâng Đức Vua
 Năm 1988 tại đồi đất Cồn Nẫn (còn gọi cồn Mả Lăng), tựa hình con Dơi khổng lồ đang bay về hướng Đông Nam, tình cờ học sinh đào trong vườn trường cấp II (vị trí nằm ở cổ con Dơi) phát hiện được ngôi mộ, quan tài dày 20cm bằng gỗ thơm (Đàn Hương hoặc The Mốc), bên trong có quan tài sơn son liền báo với chính quyền. Việc được trình lên cơ quan Trung Ương, cán bộ bảo tồn, bảo tàng về xem xét, những chỗ bị vỡ, thủng dùng xi măng bít kín lại và giao lại ngôi ngộ Lê Hiển Tông cho địa phương giữ.
Phần Mộ Lê Mẫn Đế Được nhân dân xã Xuân Quang phát hiện từ năm 1976 tại cồn cánh Rơi thuộc địa phận (xã Xuân Quang) nay là xã Xuân Sinh. Đến năm 1978 khi đào trong vườn nhà, chạm vào làm vỡ một mảng quách bên trong có quan tài cũng được sơn son thết vàng, lúc bấy giờ Ty văn hóa kiểm tra và kết luận đó là phần mộ của Vua Lê Cảnh Hưng. Tương truyền cồn Cánh Dơi là nơi táng Lê Chiêu Thống. (Cồn Mả Lăng nối cồn Cánh Dơi qua Tẩm Điện thành một vệt cồn hình đàn Dơi đang bay).  Để tưởng nhớ công đức xây dựng và giữ nước. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn và lưu truyền cho con cháu đời sau về hoàng đế Lê Dụ Tông và các đời Vua thời Lê Trung Hưng. Đảng bộ và nhân dân (xã Xuân Quang) nay là xã Xuân Sinh đã tập chung quyên góp và kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã, của huyện và con em là người địa phương sinh sống trên mọi miền cả nước, công đức để xây dựng đền thờ.  Về tổng thể: Diện tích khu di tích có diện tích là 18.725m2. Trong đó khu Đền thờ là 11885m2. Sân đền là 6840m2. Đền thờ được xây dựng vào ngày 29 tháng 4 năm 2010. Khánh thành ngày 09 tháng 10 năm 2010. Đền thờ chính: được xây 3 gian tiền đường, trái vẫy, hậu cung. Thờ ba vị Vua: Lê Dụ Tông ; Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế. Đền Thờ Mẫu chính: có 3 gian Tiền đường,trái vẩy, 2 gian hậu cung. Thờ Hoàng hậu và các Phi Thần. Đền thờ được xây dựng vào ngày 20 tháng 12 năm 2013. Khánh thành ngày 20 tháng 8 năm 2014. Trong đền còn được xây dựng khu nhà thờ Bác Hồ có 3 gian:
        Tổng kinh phí xây dựng khu Di tích Đền Thờ là hơn 12 tỉ đồng. Hàng năm được Đảng bộ và nhân dân tổ chức lễ kỳ phúc Vua Lê Dụ Tông vào 20 tháng giêng và là lễ hội đầu năm của địa phương. Cùng với các ngày Rằm, Mùng 1 hàng tháng được nhân dân và khách thập phương đến thăm quan và hương nhang đều đặn.
12.jpgNhân dân và Du khách đến dâng hương tại lễ kỳ phúc năm 2024
Điều đáng chú ý là: Đền Thờ Vua thời Lê Trung Hưng và Đền Cao Sơn làng Bàn Thạch xã Xuân Quang cũ và nay là xã Xuân Sinh nằm trên trục đường đi Cảng hàng không Thọ Xuân đến quần thể khu di tích Lam Kinh và cách Đền Lê Đại Hành ở xã Xuân Lập cùng huyện đều chừng 12 đến 15 km đường nhựa. Cũng như nhắc đến những lăng mộ Vua, những cổ vật phát hiện, hay những chứng cứ Đền Cao Sơn được vua Lê Thái Tổ cho tôn tạo. Điều đó hé mở cho nghiên cứu những mặt liên quan về nghệ thuật, đặc biệt là phong cách nghệ thuật thời Lê đối với một vùng di tích lịch sử văn ở phía Tây Thanh Hoá là Lam Kinh.
6.jpgKhu Đền thờ chính các vị Vua thời Lê Trung Hưng tại điểm Du lịch
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 49/QĐ-UBND, ngày 07/01/2020 về việc công nhận Điểm du lịch Đền thờ các Vua thời Lê Trung Hưng xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh.
Cùng với những địa danh của huyện Thọ Xuân nói chung. những Di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, tâm linh và thắng cảnh sẵn có của địa phương xã Xuân Sinh ngày nay có thể phần nào đóng góp một phần cho công tác du lịch của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa trong tương lai.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH lỄ KỲ PHÚC NĂM 2024.
18.jpg
14.jpg
lài 2.jpg 
8.jpg
2.jpg
15.jpg  
          Bài và ảnh: VG Đài TT Xuân Sinh

XUÂN SINH TỔ CHỨC LỄ KỲ PHÚC LÊ DỤ TÔNG NĂM 2024

Đăng lúc: 01/03/2024 11:15:24 (GMT+7)

Sáng ngày 29/02/2024, tức ngày 20 tháng giêng năm Giáp Thìn, xã Xuân Sinh tổ chức Lễ Kỳ phúc lần thứ 293 năm Hoàng Đế Lê Dụ Tông (1731-2024) 
Thông qua việc tổ chức Lễ kỳ phúc hàng năm, nhằm giới thiệu về thân thế, sự  nghiệp và công đức xây dựng nước và giữ nước của Hoàng đế Lê Dụ Tông và các đời Vua thời Lê Trung Hưng đến với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và du khách thập phương, đồng thời thông qua Lễ kỳ phúc hàng năm cũng là dịp để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và lưu truyền lại cho các thế hệ đời sau. 
13.jpg
Về dự buổi lễ dâng hương có đồng chí Đỗ Viết Hùng UV BCH đảng bộ huyện, BT Đảng ủy xã Xuân Sinh; Lê Thị Hằng PBT TT ĐU, CT. HĐND xã; Lê Đức Dũng PBT ĐU, CT. UBND xã, các đồng chí trong ban thường vụ đảng ủy, Thường trực HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cán bộ Công chức, cán bộ không chuyên trách xã Xuân Sinh, các đồng chí BTCB, trưởng thôn, trưởng các làng văn hóa, Đại diện các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã, nhân dân và du khách thập phương về dự buổi lễ.
9.jpg
Đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng được đặt tại vùng đất Sơn Kỳ Thủy Tú còn là nơi táng 3 Vua thời Hậu Lê: Lê Dụ Tông (Duy Đường 1705-1729) niên hiệu Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Lê Hiển Tông (Duy Diêu 1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng. Lê Mẫn Đế ( Duy Kỳ 1787-1788) niên hiệu Chiêu Thống.
Lăng mộ Lê Dụ Tông được phát hiện tháng 2 năm 1958 tại làng Bái Trạch xã Xuân Giang. Lăng Chiêu Thống cùng Thái Hậu, Hoàng Phi, con Vua, Đề Lĩnh Nguyễn Viết Triệu, Thị Nội Nguyễn Văn Quyên cùng được đặt cạnh lăng. Vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông).
7.jpgCác cơ quan đơn vị và các thôn đặt lễ dâng Đức Vua
 Năm 1988 tại đồi đất Cồn Nẫn (còn gọi cồn Mả Lăng), tựa hình con Dơi khổng lồ đang bay về hướng Đông Nam, tình cờ học sinh đào trong vườn trường cấp II (vị trí nằm ở cổ con Dơi) phát hiện được ngôi mộ, quan tài dày 20cm bằng gỗ thơm (Đàn Hương hoặc The Mốc), bên trong có quan tài sơn son liền báo với chính quyền. Việc được trình lên cơ quan Trung Ương, cán bộ bảo tồn, bảo tàng về xem xét, những chỗ bị vỡ, thủng dùng xi măng bít kín lại và giao lại ngôi ngộ Lê Hiển Tông cho địa phương giữ.
Phần Mộ Lê Mẫn Đế Được nhân dân xã Xuân Quang phát hiện từ năm 1976 tại cồn cánh Rơi thuộc địa phận (xã Xuân Quang) nay là xã Xuân Sinh. Đến năm 1978 khi đào trong vườn nhà, chạm vào làm vỡ một mảng quách bên trong có quan tài cũng được sơn son thết vàng, lúc bấy giờ Ty văn hóa kiểm tra và kết luận đó là phần mộ của Vua Lê Cảnh Hưng. Tương truyền cồn Cánh Dơi là nơi táng Lê Chiêu Thống. (Cồn Mả Lăng nối cồn Cánh Dơi qua Tẩm Điện thành một vệt cồn hình đàn Dơi đang bay).  Để tưởng nhớ công đức xây dựng và giữ nước. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn và lưu truyền cho con cháu đời sau về hoàng đế Lê Dụ Tông và các đời Vua thời Lê Trung Hưng. Đảng bộ và nhân dân (xã Xuân Quang) nay là xã Xuân Sinh đã tập chung quyên góp và kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài xã, của huyện và con em là người địa phương sinh sống trên mọi miền cả nước, công đức để xây dựng đền thờ.  Về tổng thể: Diện tích khu di tích có diện tích là 18.725m2. Trong đó khu Đền thờ là 11885m2. Sân đền là 6840m2. Đền thờ được xây dựng vào ngày 29 tháng 4 năm 2010. Khánh thành ngày 09 tháng 10 năm 2010. Đền thờ chính: được xây 3 gian tiền đường, trái vẫy, hậu cung. Thờ ba vị Vua: Lê Dụ Tông ; Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế. Đền Thờ Mẫu chính: có 3 gian Tiền đường,trái vẩy, 2 gian hậu cung. Thờ Hoàng hậu và các Phi Thần. Đền thờ được xây dựng vào ngày 20 tháng 12 năm 2013. Khánh thành ngày 20 tháng 8 năm 2014. Trong đền còn được xây dựng khu nhà thờ Bác Hồ có 3 gian:
        Tổng kinh phí xây dựng khu Di tích Đền Thờ là hơn 12 tỉ đồng. Hàng năm được Đảng bộ và nhân dân tổ chức lễ kỳ phúc Vua Lê Dụ Tông vào 20 tháng giêng và là lễ hội đầu năm của địa phương. Cùng với các ngày Rằm, Mùng 1 hàng tháng được nhân dân và khách thập phương đến thăm quan và hương nhang đều đặn.
12.jpgNhân dân và Du khách đến dâng hương tại lễ kỳ phúc năm 2024
Điều đáng chú ý là: Đền Thờ Vua thời Lê Trung Hưng và Đền Cao Sơn làng Bàn Thạch xã Xuân Quang cũ và nay là xã Xuân Sinh nằm trên trục đường đi Cảng hàng không Thọ Xuân đến quần thể khu di tích Lam Kinh và cách Đền Lê Đại Hành ở xã Xuân Lập cùng huyện đều chừng 12 đến 15 km đường nhựa. Cũng như nhắc đến những lăng mộ Vua, những cổ vật phát hiện, hay những chứng cứ Đền Cao Sơn được vua Lê Thái Tổ cho tôn tạo. Điều đó hé mở cho nghiên cứu những mặt liên quan về nghệ thuật, đặc biệt là phong cách nghệ thuật thời Lê đối với một vùng di tích lịch sử văn ở phía Tây Thanh Hoá là Lam Kinh.
6.jpgKhu Đền thờ chính các vị Vua thời Lê Trung Hưng tại điểm Du lịch
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 49/QĐ-UBND, ngày 07/01/2020 về việc công nhận Điểm du lịch Đền thờ các Vua thời Lê Trung Hưng xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh.
Cùng với những địa danh của huyện Thọ Xuân nói chung. những Di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, tâm linh và thắng cảnh sẵn có của địa phương xã Xuân Sinh ngày nay có thể phần nào đóng góp một phần cho công tác du lịch của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa trong tương lai.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH lỄ KỲ PHÚC NĂM 2024.
18.jpg
14.jpg
lài 2.jpg 
8.jpg
2.jpg
15.jpg  
          Bài và ảnh: VG Đài TT Xuân Sinh
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com