Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC GPMB DỰ ÁN KHU DÂN CƯ THÔN 5, XÃ XUÂN SINH, HUYỆN THỌ XUÂN

Ngày 14/03/2024 09:05:20

I. THÔNG TIN DỰ ÁN
1. Thông tin chung
- Dự án khu dân cư thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân được chấp thuận danh mục các dự án phải thu hồi đất tại Nghị Quyết số 385/NQ-HĐND ngày 24/03/2023 của HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 12.
- Dự án được HĐND huyện Thọ Xuân chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 219/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 và được Chủ tịch UBND huyện Quyết định phê duyệt mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 08/10/2022 với tổng diện tích quy hoạch khoảng 4,7 ha; quy mô dân số 400 - 500 người, 57 hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
2. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kết nối với các dự án đang triển khai xây dựng tạo ra một khu dân cư văn minh hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công cộng thiết yếu và các công trình khác theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Tăng quỹ đất ở; giảm áp lực về nhu cầu đất ở cho khu vực, góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở cho nhân dân. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- Thực tế quá trình đầu tư xây dựng nông thôn mới vừa qua đã chứng minh, đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác huy động nguồn lực; vừa góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa ở khu vực nông thôn, vừa giải quyết được “bài toán khó” về nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn lực từ bán đấu giá đất ở các khu đất ở nông thôn được phân cấp cho các địa phương để “tái đầu tư” xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới.
II. QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT
1. Các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 62, Luật Đất đai 2013, cụ thể
Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (trong các trường hợp sau đây).
Trích điểm d; khoản 3 điều 62:
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
Như vậy, Dự án khu dân cư thôn 5, xã Xuân Sinh thuộc dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Không phải dự án do tư nhân hay doanh nghiệp thực hiện.
III. VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp
- Đối với đất nông nghiệp có nguồn gốc được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài:
1.1. Đơn giá bồi thường về đất được căn cứ vào loại đất, vị trí đất theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 44/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019, quy định bảng giá các loại đất thời kỳ 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Ví dụ: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, vị trí 1: 40.000đ/m2; vị trí 2: 35.000đ/m2; vị trí 3: 30.000đ/m2, ...)
1.2. Về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Được áp dụng theo quy định tại Điều 20, Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Mức hỗ trợ bằng tiền bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi, nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (Ví du: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, vị trí 1. Mức hỗ trợ là 40.000*2,0=80.000đ/m2, các vị trí và loại đất nông nghiệp khác áp dụng tính tương tự)
=> Tổng mức bồi thường, hỗ trợ đối với 1 sào (500m2) đối với đất vị trí 1 là: 60 triệu đồng (các vị trí, và loại đất nông nghiệp khác tính tương tự)
2. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Việc hỗ ổn định đời sống và sản xuất được thực hiện quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 và Điều 19 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể:
Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng;
Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
Diện tích đất thu hồi được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu nông nghiệp được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
(Ví dụ: Một hộ gia đình có 04 khẩu nông nghiệp, tỉ lệ thu hồi đất là 35% thì được hỗ trợ 06 tháng gạo với mức hỗ trợ 30kg/tháng/khẩu, đơn giá trung bình hiện tại trên địa bàn huyện là 16.000đ/kg => Tổng mức hỗ trợ là 4*30*6*16.000=11.520.000đ; các mốc tỉ lệ thu hồi khác tính tương tự, tuy nhiên tỉ lệ thu hồi đất theo từng quyết định phải >=30% thì mới được áp dụng tính)
*/ Hỗ trợ khác: Việc hỗ trợ khác đối với các hộ được quy định tại Điều 24 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể đối với trường hợp hộ có tỉ lệ thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% thì được áp dụng Hỗ trợ khác nhằm ổn định đời sống và sản xuất như sau:
Thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 03 tháng. Trường hợp phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ trong thời gian 06 tháng.
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ/01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Diện tích thu hồi được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền
- Đối với trường hợp thu hồi quỹ đất công ích của xã: Hộ gia đình, cá nhân nhận thầu khoán đất nông nghiệp sử dụng vào công ích của UBND xã không được bồi thường về đất, chỉ được cây cối hoa màu trên đất.
3. Về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi: Áp dụng theo quy định tại Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/03/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 27/2022/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 và Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi một số điều Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/03/2020.
Thực tế qua công tác kiểm kê tại mặt bằng quy hoạch khu dân cư thôn 5 đang có các loại cây trồng: Lúa trên đất 2 vụ; Khoai lang, Cỏ voi.
Theo Quy định trên thì đơn giá các loại cây trồng như sau: Lúa trồng trên đất 2 vụ = 5.000 đ/m2; Khoai lang: 6.000 đồng/m2; Cỏ voi: 3.500 đồng/m2 …
IV. VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
(1) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức công khai chủ trương thực hiện dự án và bàn giao thông báo thu hồi đất và đề nghị đến các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi cung cấp thông tin, giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có); đồng thời, niêm yết công khai Thông báo thu hồi đất tại Trụ sở UBND cấp xã; tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
(2) Tiến hành kiểm đếm đất và tài sản trên đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
(3) UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành xác định nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng đất; đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi thu hồi đất nông nghiệp; đối tượng đủ điều kiện được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư (đối với các trường hợp thu hồi đất ở).
(4) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư.
(5) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập hồ sơ gửi phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư.
(6) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công khai quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư và tổ chức thực hiện chi trả.
Trên đây là trích dẫn một số nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành đều nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, coi đây là nhiệm vụ chung và phải có trách nhiệm thực hiện; UBND huyện đề nghị các hộ dân có đất thu hồi đồng thuận, ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng Dự án, giữ nguyên mặt bằng hiện trạng sử dụng đất, không đào đắp, phá vỡ mặt bằng, không xây dựng công trình, không trồng mới cây trên phạm vi đất thu hồi; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ.
          Đài TT Xuân Sinh thực hiện

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC GPMB DỰ ÁN KHU DÂN CƯ THÔN 5, XÃ XUÂN SINH, HUYỆN THỌ XUÂN

Đăng lúc: 14/03/2024 09:05:20 (GMT+7)

I. THÔNG TIN DỰ ÁN
1. Thông tin chung
- Dự án khu dân cư thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân được chấp thuận danh mục các dự án phải thu hồi đất tại Nghị Quyết số 385/NQ-HĐND ngày 24/03/2023 của HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 12.
- Dự án được HĐND huyện Thọ Xuân chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 219/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 và được Chủ tịch UBND huyện Quyết định phê duyệt mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 08/10/2022 với tổng diện tích quy hoạch khoảng 4,7 ha; quy mô dân số 400 - 500 người, 57 hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
2. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kết nối với các dự án đang triển khai xây dựng tạo ra một khu dân cư văn minh hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công cộng thiết yếu và các công trình khác theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Tăng quỹ đất ở; giảm áp lực về nhu cầu đất ở cho khu vực, góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở cho nhân dân. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- Thực tế quá trình đầu tư xây dựng nông thôn mới vừa qua đã chứng minh, đây là giải pháp mang tính đột phá trong công tác huy động nguồn lực; vừa góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa ở khu vực nông thôn, vừa giải quyết được “bài toán khó” về nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn lực từ bán đấu giá đất ở các khu đất ở nông thôn được phân cấp cho các địa phương để “tái đầu tư” xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới.
II. QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT
1. Các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 62, Luật Đất đai 2013, cụ thể
Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (trong các trường hợp sau đây).
Trích điểm d; khoản 3 điều 62:
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
Như vậy, Dự án khu dân cư thôn 5, xã Xuân Sinh thuộc dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Không phải dự án do tư nhân hay doanh nghiệp thực hiện.
III. VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp
- Đối với đất nông nghiệp có nguồn gốc được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài:
1.1. Đơn giá bồi thường về đất được căn cứ vào loại đất, vị trí đất theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 44/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019, quy định bảng giá các loại đất thời kỳ 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Ví dụ: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, vị trí 1: 40.000đ/m2; vị trí 2: 35.000đ/m2; vị trí 3: 30.000đ/m2, ...)
1.2. Về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Được áp dụng theo quy định tại Điều 20, Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Mức hỗ trợ bằng tiền bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi, nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (Ví du: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, vị trí 1. Mức hỗ trợ là 40.000*2,0=80.000đ/m2, các vị trí và loại đất nông nghiệp khác áp dụng tính tương tự)
=> Tổng mức bồi thường, hỗ trợ đối với 1 sào (500m2) đối với đất vị trí 1 là: 60 triệu đồng (các vị trí, và loại đất nông nghiệp khác tính tương tự)
2. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Việc hỗ ổn định đời sống và sản xuất được thực hiện quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 và Điều 19 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể:
Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng;
Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
Diện tích đất thu hồi được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu nông nghiệp được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
(Ví dụ: Một hộ gia đình có 04 khẩu nông nghiệp, tỉ lệ thu hồi đất là 35% thì được hỗ trợ 06 tháng gạo với mức hỗ trợ 30kg/tháng/khẩu, đơn giá trung bình hiện tại trên địa bàn huyện là 16.000đ/kg => Tổng mức hỗ trợ là 4*30*6*16.000=11.520.000đ; các mốc tỉ lệ thu hồi khác tính tương tự, tuy nhiên tỉ lệ thu hồi đất theo từng quyết định phải >=30% thì mới được áp dụng tính)
*/ Hỗ trợ khác: Việc hỗ trợ khác đối với các hộ được quy định tại Điều 24 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể đối với trường hợp hộ có tỉ lệ thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% thì được áp dụng Hỗ trợ khác nhằm ổn định đời sống và sản xuất như sau:
Thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 03 tháng. Trường hợp phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ trong thời gian 06 tháng.
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ/01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Diện tích thu hồi được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền
- Đối với trường hợp thu hồi quỹ đất công ích của xã: Hộ gia đình, cá nhân nhận thầu khoán đất nông nghiệp sử dụng vào công ích của UBND xã không được bồi thường về đất, chỉ được cây cối hoa màu trên đất.
3. Về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi: Áp dụng theo quy định tại Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/03/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 27/2022/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 và Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi một số điều Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/03/2020.
Thực tế qua công tác kiểm kê tại mặt bằng quy hoạch khu dân cư thôn 5 đang có các loại cây trồng: Lúa trên đất 2 vụ; Khoai lang, Cỏ voi.
Theo Quy định trên thì đơn giá các loại cây trồng như sau: Lúa trồng trên đất 2 vụ = 5.000 đ/m2; Khoai lang: 6.000 đồng/m2; Cỏ voi: 3.500 đồng/m2 …
IV. VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
(1) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức công khai chủ trương thực hiện dự án và bàn giao thông báo thu hồi đất và đề nghị đến các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi cung cấp thông tin, giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có); đồng thời, niêm yết công khai Thông báo thu hồi đất tại Trụ sở UBND cấp xã; tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
(2) Tiến hành kiểm đếm đất và tài sản trên đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
(3) UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành xác định nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng đất; đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi thu hồi đất nông nghiệp; đối tượng đủ điều kiện được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư (đối với các trường hợp thu hồi đất ở).
(4) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư.
(5) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập hồ sơ gửi phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư.
(6) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công khai quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bố trí tái định cư và tổ chức thực hiện chi trả.
Trên đây là trích dẫn một số nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành đều nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, coi đây là nhiệm vụ chung và phải có trách nhiệm thực hiện; UBND huyện đề nghị các hộ dân có đất thu hồi đồng thuận, ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng Dự án, giữ nguyên mặt bằng hiện trạng sử dụng đất, không đào đắp, phá vỡ mặt bằng, không xây dựng công trình, không trồng mới cây trên phạm vi đất thu hồi; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ.
          Đài TT Xuân Sinh thực hiện
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com