Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120279

Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh ban hành Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân năm 2021-2022

Ngày 01/01/2022 10:01:39

Ngày 31/12/2021. Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh ban hành Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi thủy sản vụ Đông Xuân năm 2021-2022

          Hướng dẫn nêu rõ: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh tăng cường, ảnh hưởng đến Bắc bộ và Trung bộ; các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh trời chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 10-130C, vùng núi 5-100C. Để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại, UBND – BCĐ sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân 2021-2022 một số nội dung như sau:

          1. Đối với cây trồng

          * Phòng chống rét cho mạ:

          Đối với diện tích mạ mới gieo, phải giữ nước ở rảnh để đảm bảo đủ ẩm; khi mạ đã lên xanh luống, cần đưa nước vào ngập 1/3- 1/2 cây để dưỡng và giữ ấm, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn; rắc tro bếp mục lên mặt luống để giữ ấm cho mạ, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (ngâm lân trong nước giải để tưới). Tuyệt đối không được bón đạm hoặc phân bón lá giàu đạm. Thực hiện che phủ nilon 100%, vòm che phủ có đỉnh cao 60 cm so với mặt luống; vùi chặt phần mép của nilon vào đất để tránh gió lùa, đảm bảo kín gió, giữ ấm cho mạ.

          Khi mạ 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày mở dần nilon và phun phòng cho mạ 1 trong các loại thuốc Rigent, Anvil, Tilt super, Benlate,...

          Tuyệt đối không gieo mạ trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C. Hãm mống mạ bằng cách dùng 3 kg tro bếp trộn với 10 kg mống rồi đổ trên nong, nia trải đều dày 15-20 cm, sau đó phủ bao tải ẩm lên trên. Ngoài ra, có phương án chuẩn bị lượng giống lúa ngắn ngày để dự phòng khi cần thiết gieo mạ bổ sung cho diện tích mạ già, mạ và lúa chết rét.

          * Đối với rau, hoa các loại:

          Hành hoa, ớt, cà chua, khoai, bắp cải, su hào, súp lơ và các loại rau khác tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng. Bón thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm, phun hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP để cây khỏe, tăng cường khả năng chống rét. Đối với cây hoa, chủ động che chắn nilon, thắp điện để tăng nhiệt độ, giữ ấm cho hoa.

          * Phòng trừ diệt chuột:

          Sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, bẫy bán nguyệt, bẩy kẹp, bẩy sập, ... hoặc dùng các loại thuốc hóa học như: Bellus 0,005AB, Coumafen 0,005% wax block, Gimlet 0,2GB, Gimlet 800SP, ....

          2. Đối với vật nuôi gia súc, gia cầm

          - Chủ động gia cố, sửa chữa lại chuồng trại, dùng vải bạt, nilon, vật liệu khác làm rèm che chắn đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa, nhất là hướng đông bắc. Giữ nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên bổ sung hoặc thay mới chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, mùn cưa, ... để giữ ấm cho đàn vật nuôi.

          - Bố trí ô úm lợn con theo mẹ và đàn gia cầm nuôi úm, trong ô úm cần bố trí bóng điện để sưởi ấm cho vật nuôi đảm bảo nhiệt độ từ 28-340C.

          Đối với trâu, bò, dê, … có thể sử dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt… (nếu có bao tải gai là tốt nhất) may áo giữ ấm cho gia súc.

          * Đối với động vật thủy sản:

          Chủ động gia cố bờ ao, đảm bảo mực nước từ 1,5-2m. Dùng rơm, rạ cuộn thành từng bó, cho xuống các góc ao để cá trú rét. Với ao nhỏ, có thể dùng nylon trắng phủ trên ao, tạo thành ngôi nhà chống rét cho cá, nhất là cá giống.

          3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

          - Đối với trâu, bò: Tận dụng mọi nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (rơm, rạ, cây ngô, cây đậu, cây lạc khi thu hoạch,...), đảm bảo bình quân 5-7 kg/con/ngày; trong những ngày giá rét tăng khẩu phần ăn từ 10-20% (từ 1-2,0 kg tinh bột cám gạo, ngô, sắn...), cho ăn thức ăn thô trước rồi mới ăn thức ăn tinh sau. Pha nước ấm 37-380C với muối, định lượng 5gam/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Tăng cường chăm sóc các loại cây thức ăn chăn nuôi để chế biến thức ăn ủ chua, ủ urê. Có kế hoạch dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò như rơm, cỏ khô, cây sau thu hoạch. Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, ... để nâng cao sức đề kháng, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, không chăn thả trâu, bò ra ngoài trời. Khoác các vật liệu sợi giữ ấm, sưởi ấm thêm cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé non. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho trâu, bò tại chuồng nuôi ... không để trâu bò chết đói, rét. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi và các vật liệu che chắn chống gió lùa.

          - Đối với lợn con theo mẹ: cần nuôi úm, trong ô úm cần bố trí bóng điện, đèn sưởi, sưởi ấm cho vật nuôi, đảm bảo nhiệt độ từ 28-340C. Tuỳ theo từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi, cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các chất khoáng, vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn, nước uống.

          - Đối với gia cầm: Thực hiện quy trình úm cho gia cầm nhỏ, lưu ý đối với các giống gà mọc lông chậm hoặc ít lông (gà chọi, gà mía, …), khả năng chịu lạnh kém, cần che chắn chuồng trại tránh gió lùa trực tiếp, tăng nguồn nhiệt bằng cách bổ sung thêm bóng điện, bóng hồng ngoại; Khi nhiệt độ dưới 120C không thả gia cầm ra vườn, đồi trong những ngày có rét đậm, rét hại, …. Cho gia cầm uống nước ấm, bổ sung khoáng, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng vật nuôi.

          * Đối với động vật thủy sản:

          - Thu hoạch hết cá giống, cá thịt phân loại để lưu giữ và nuôi qua đông. Sau khi thu hoạch cần tát cạn nước ao, vét bớt bùn đáy, để lại một lớp bùn sâu 15-20cm. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng 8-10kg/100 m2 ao, cấp nước sạch vào ao từ 1,5-2m. Gây màu tạo nguồn thức ăn là động thực vật phù du đối với ao nuôi cá giống.

          - Tăng cường dinh dưỡng cho cá để cá có sức đề kháng với bệnh tật và có khả năng chịu đựng được thời tiết lạnh giá. Cho cá ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Đối với cá giống và cá thương phẩm trong thời gian lưu giữ, cho cá ăn vào lúc thời tiết ấm, 9-10giờ sáng hoặc 14h chiều. Lượng thức ăn bằng 1-1,5% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn cần đảm bảo có hàm lượng đạm 18-22%. Với cá trắm cỏ cho ăn thêm thức ăn xanh với lượng 20-25 kg/100kg cá/ngày. Khi cho ăn cần đảm bảo nghiêm túc yêu cầu 4 định: định chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm. Bổ sung thuốc, chất dinh dưỡng vào thức ăn để phòng các bệnh và tăng khả năng chống rét cho cá như tỏi, Vitamin C.

          - Khi thời tiết lạnh giá kéo dài nhiệt độ nước xuống dưới 8-150C nên dừng cho cá ăn, chủ động nâng cao mực nước đạt 1,5-2 m. Vào thời điểm nhiệt độ trên 150C, tập trung cho cá ăn thức ăn tinh giàu đạm để tăng cường khả năng chịu rét cho cá.

          4. Về công tác phòng bệnh, vệ sinh thú y:

          * Đối với gia súc, gia cầm:

          - Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm theo từng loại, từng đối tượng, lứa tuổi để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm; định kỳ phun thuốc khử trùng 1-2 tuần/lần để vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiến hành tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm tẩy giun, sán cho gia súc, gia cầm để nâng cao khả năng chống chịu rét, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

          - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để phân, nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi, khơi thông cố rãnh, hạn chế tối đa việc rửa chuồng ngày rét.

          * Đối với động vật thủy sản:

          Định kỳ, hàng tháng xử lý môi trường ao nuôi khoảng 2 lần, bằng vôi bột hòa nước té đều khắp ao với lượng 2-3 kg/100m3 nước. Phòng bệnh bằng loại thuốc Tiên Đắc với lượng 10g thuốc trộn với thức ăn là cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2-3 ngày liền, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa xuân. Hằng ngày kiểm tra hoạt động của cá, khả năng sử dụng thức ăn, môi trường ao nuôi và tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

         Theo UBND xã Xuân Sinh.

          Đài truyền thanh Xuân Sinh. 

Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh ban hành Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân năm 2021-2022

Đăng lúc: 01/01/2022 10:01:39 (GMT+7)

Ngày 31/12/2021. Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh ban hành Hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi thủy sản vụ Đông Xuân năm 2021-2022

          Hướng dẫn nêu rõ: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh tăng cường, ảnh hưởng đến Bắc bộ và Trung bộ; các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh trời chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 10-130C, vùng núi 5-100C. Để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại, UBND – BCĐ sản xuất Nông nghiệp xã Xuân Sinh hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân 2021-2022 một số nội dung như sau:

          1. Đối với cây trồng

          * Phòng chống rét cho mạ:

          Đối với diện tích mạ mới gieo, phải giữ nước ở rảnh để đảm bảo đủ ẩm; khi mạ đã lên xanh luống, cần đưa nước vào ngập 1/3- 1/2 cây để dưỡng và giữ ấm, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn; rắc tro bếp mục lên mặt luống để giữ ấm cho mạ, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (ngâm lân trong nước giải để tưới). Tuyệt đối không được bón đạm hoặc phân bón lá giàu đạm. Thực hiện che phủ nilon 100%, vòm che phủ có đỉnh cao 60 cm so với mặt luống; vùi chặt phần mép của nilon vào đất để tránh gió lùa, đảm bảo kín gió, giữ ấm cho mạ.

          Khi mạ 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày mở dần nilon và phun phòng cho mạ 1 trong các loại thuốc Rigent, Anvil, Tilt super, Benlate,...

          Tuyệt đối không gieo mạ trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C. Hãm mống mạ bằng cách dùng 3 kg tro bếp trộn với 10 kg mống rồi đổ trên nong, nia trải đều dày 15-20 cm, sau đó phủ bao tải ẩm lên trên. Ngoài ra, có phương án chuẩn bị lượng giống lúa ngắn ngày để dự phòng khi cần thiết gieo mạ bổ sung cho diện tích mạ già, mạ và lúa chết rét.

          * Đối với rau, hoa các loại:

          Hành hoa, ớt, cà chua, khoai, bắp cải, su hào, súp lơ và các loại rau khác tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng. Bón thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm, phun hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP để cây khỏe, tăng cường khả năng chống rét. Đối với cây hoa, chủ động che chắn nilon, thắp điện để tăng nhiệt độ, giữ ấm cho hoa.

          * Phòng trừ diệt chuột:

          Sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, bẫy bán nguyệt, bẩy kẹp, bẩy sập, ... hoặc dùng các loại thuốc hóa học như: Bellus 0,005AB, Coumafen 0,005% wax block, Gimlet 0,2GB, Gimlet 800SP, ....

          2. Đối với vật nuôi gia súc, gia cầm

          - Chủ động gia cố, sửa chữa lại chuồng trại, dùng vải bạt, nilon, vật liệu khác làm rèm che chắn đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa, nhất là hướng đông bắc. Giữ nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên bổ sung hoặc thay mới chất độn chuồng như rơm rạ, cỏ khô, mùn cưa, ... để giữ ấm cho đàn vật nuôi.

          - Bố trí ô úm lợn con theo mẹ và đàn gia cầm nuôi úm, trong ô úm cần bố trí bóng điện để sưởi ấm cho vật nuôi đảm bảo nhiệt độ từ 28-340C.

          Đối với trâu, bò, dê, … có thể sử dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt… (nếu có bao tải gai là tốt nhất) may áo giữ ấm cho gia súc.

          * Đối với động vật thủy sản:

          Chủ động gia cố bờ ao, đảm bảo mực nước từ 1,5-2m. Dùng rơm, rạ cuộn thành từng bó, cho xuống các góc ao để cá trú rét. Với ao nhỏ, có thể dùng nylon trắng phủ trên ao, tạo thành ngôi nhà chống rét cho cá, nhất là cá giống.

          3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

          - Đối với trâu, bò: Tận dụng mọi nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (rơm, rạ, cây ngô, cây đậu, cây lạc khi thu hoạch,...), đảm bảo bình quân 5-7 kg/con/ngày; trong những ngày giá rét tăng khẩu phần ăn từ 10-20% (từ 1-2,0 kg tinh bột cám gạo, ngô, sắn...), cho ăn thức ăn thô trước rồi mới ăn thức ăn tinh sau. Pha nước ấm 37-380C với muối, định lượng 5gam/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Tăng cường chăm sóc các loại cây thức ăn chăn nuôi để chế biến thức ăn ủ chua, ủ urê. Có kế hoạch dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò như rơm, cỏ khô, cây sau thu hoạch. Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, ... để nâng cao sức đề kháng, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, không chăn thả trâu, bò ra ngoài trời. Khoác các vật liệu sợi giữ ấm, sưởi ấm thêm cho trâu bò, đặc biệt là bê, nghé non. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho trâu, bò tại chuồng nuôi ... không để trâu bò chết đói, rét. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi và các vật liệu che chắn chống gió lùa.

          - Đối với lợn con theo mẹ: cần nuôi úm, trong ô úm cần bố trí bóng điện, đèn sưởi, sưởi ấm cho vật nuôi, đảm bảo nhiệt độ từ 28-340C. Tuỳ theo từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi, cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các chất khoáng, vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn, nước uống.

          - Đối với gia cầm: Thực hiện quy trình úm cho gia cầm nhỏ, lưu ý đối với các giống gà mọc lông chậm hoặc ít lông (gà chọi, gà mía, …), khả năng chịu lạnh kém, cần che chắn chuồng trại tránh gió lùa trực tiếp, tăng nguồn nhiệt bằng cách bổ sung thêm bóng điện, bóng hồng ngoại; Khi nhiệt độ dưới 120C không thả gia cầm ra vườn, đồi trong những ngày có rét đậm, rét hại, …. Cho gia cầm uống nước ấm, bổ sung khoáng, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng vật nuôi.

          * Đối với động vật thủy sản:

          - Thu hoạch hết cá giống, cá thịt phân loại để lưu giữ và nuôi qua đông. Sau khi thu hoạch cần tát cạn nước ao, vét bớt bùn đáy, để lại một lớp bùn sâu 15-20cm. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng 8-10kg/100 m2 ao, cấp nước sạch vào ao từ 1,5-2m. Gây màu tạo nguồn thức ăn là động thực vật phù du đối với ao nuôi cá giống.

          - Tăng cường dinh dưỡng cho cá để cá có sức đề kháng với bệnh tật và có khả năng chịu đựng được thời tiết lạnh giá. Cho cá ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Đối với cá giống và cá thương phẩm trong thời gian lưu giữ, cho cá ăn vào lúc thời tiết ấm, 9-10giờ sáng hoặc 14h chiều. Lượng thức ăn bằng 1-1,5% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn cần đảm bảo có hàm lượng đạm 18-22%. Với cá trắm cỏ cho ăn thêm thức ăn xanh với lượng 20-25 kg/100kg cá/ngày. Khi cho ăn cần đảm bảo nghiêm túc yêu cầu 4 định: định chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm. Bổ sung thuốc, chất dinh dưỡng vào thức ăn để phòng các bệnh và tăng khả năng chống rét cho cá như tỏi, Vitamin C.

          - Khi thời tiết lạnh giá kéo dài nhiệt độ nước xuống dưới 8-150C nên dừng cho cá ăn, chủ động nâng cao mực nước đạt 1,5-2 m. Vào thời điểm nhiệt độ trên 150C, tập trung cho cá ăn thức ăn tinh giàu đạm để tăng cường khả năng chịu rét cho cá.

          4. Về công tác phòng bệnh, vệ sinh thú y:

          * Đối với gia súc, gia cầm:

          - Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm theo từng loại, từng đối tượng, lứa tuổi để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm; định kỳ phun thuốc khử trùng 1-2 tuần/lần để vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiến hành tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm tẩy giun, sán cho gia súc, gia cầm để nâng cao khả năng chống chịu rét, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

          - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để phân, nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi, khơi thông cố rãnh, hạn chế tối đa việc rửa chuồng ngày rét.

          * Đối với động vật thủy sản:

          Định kỳ, hàng tháng xử lý môi trường ao nuôi khoảng 2 lần, bằng vôi bột hòa nước té đều khắp ao với lượng 2-3 kg/100m3 nước. Phòng bệnh bằng loại thuốc Tiên Đắc với lượng 10g thuốc trộn với thức ăn là cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2-3 ngày liền, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa xuân. Hằng ngày kiểm tra hoạt động của cá, khả năng sử dụng thức ăn, môi trường ao nuôi và tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

         Theo UBND xã Xuân Sinh.

          Đài truyền thanh Xuân Sinh. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn Bột Thượng, xã Xuân Sinh, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378941583
Email: hungvpxuanson@gmail.com